Giải Bài tập Viết trang 50 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Thế nào là bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì? Kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?


Câu 1

Câu 1 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Thế nào là bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm:

+ Là một vấn đề xã hội nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.

Để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:

- Vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà bài viết nêu lên cần thiết thực và giàu ý nghĩa.

- Người viết cần thể hiện rõ ý kiến của mình về vấn đề đã nêu lên.

- Vấn đề và ý kiến của người viết phải được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục,…

- Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cần có quan hệ chặt chẽ, tập trung làm rõ vấn đề; giữa các đoạn văn trong thân bài cần có câu chuyển đoạn.


Câu 2

Câu 2 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?  

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai kiểu bài

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Cả hai đề bài đều liên quan đến vấn đề xã hội, đời sống; người viết cần có những hiểu biết về xã hội, cuộc sống để nêu lí lẽ và bằng chứng cụ thể. Bằng chứng có thể từ đời sống, có thể từ tác phẩm văn học. 

- Khác nhau: Kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học phải liên quan đến một hay nhiều tác phẩm văn học. Với kiểu bài này, người viết phải hiểu tác phẩm văn học, phải giới thiệu, phân tích và chỉ ra vấn đề xã hội trong tác phẩm trước khi bàn luận sang vấn đề ấy thể hiện trong cuộc sống như đến các tác phẩm văn học. Tuy vậy, ở kiểu bài này, bên cạnh bằng chứng lấy từ đời sống là chính, có thể lấy cả bằng chứng từ các tác phẩm văn học. 


Câu 3

Câu 3 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Phân tích và tìm ý cho đề văn: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về ý kiến sau: Quý trọng văn hóa dân tộc là biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hướng dẫn để thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết:

- Văn hóa dân tộc là những gì? 

+ Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán và truyền thống…

- Thế nào là quý trọng văn hóa dân tộc? 

+ Quý trọng văn hóa dân tộc là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 

- Tại sao quý trọng văn hóa dân tộc lại là biểu hiện của lòng yêu nước? 


Câu 4

Câu 4 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Viết đoạn văn triển khai một ý cho đề văn nêu ở bài tập 3, trong đó có sử dụng một trong ba loại câu sau: câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hướng dẫn để thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn những nét đặc trưng, đó là những tài sản vô giá đối với dân tộc. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng, phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. 

Câu khẳng định: Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng, phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.