Giải Bài tập đọc hiểu: Chiếu dời đô trang 48 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Trước khi trình bày lí do dời đô, Lý Công Uẩn dẫn sử sách nói về việc các vua Thương, Chu bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc thiên đô nhằm mục đích gì?


Câu 1

Câu 1 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. 

Phương pháp giải:

Dựa vào phần chuẩn bị trong SGK để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu

- Sau khi lên ngôi năm 1009, vua Lý Công Uẩn gặp nhiều khó khăn khi phải tiến hành đánh đẹp các lực lượng trung thành với triều đại cũ. Triều đình mới cũng gặp khó khăn trong việc phát triển đất nước khi kinh đô Hoa Lư chỉ thích hợp cho việc phòng thủ lúc có chiến tranh. Với xu hướng phát triển của đất nước. Hoa Lư không còn phù hợp, Đại La mới là vùng đất xứng đáng để lập kinh đô.

- Để thoát khỏi thế cát cứ, bị các thế lực chống đối bao vây, phiền nhiễu và quan trọng hơn là để đến một vùng đất mới tạo thể lâu dài cho con cháu mai sau và có thể đưa đất nước phát triển sang một giai đoạn lịch sử mới, Lý Công Uẩn đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu này.


Câu 2

Câu 2 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Trước khi trình bày lí do dời đô, Lý Công Uẩn dẫn sử sách nói về việc các vua Thương, Chu bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc thiên đô nhằm mục đích gì? 

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Trước khi trình bày lí do dời đô, Lý Công Uẩn đã dẫn sử sách nói về việc các vua Thương, Chu bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc “thiên đô”. Điều đó nhằm đích khẳng định trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc dời đô là mục đích cần thiết và đã từng diễn ra trong lịch sử, vào đời các vị vua sáng suốt. Những cuộc dời đô đó đã khiến cho các quốc gia trở nên phồn thịnh hơn và phát triển lâu dài.


Câu 3

Câu 3 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

  Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1, 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Ở phần (1) và (2) của bài chiếu, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lí do nhất định phải dời đô:

- Việc dời đô là cần thiết. Các vị vua đời trước đã nhiều lần dời đô.

- Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc chứ không phải từ ý định quan của nhà vua (Ông không dời đô về Bắc Ninh quê mình để cát cứ mà chọn chú vùng đất có lợi thế cho sự phát triển của đất nước là Đại La).

- Lý Công Uẩn muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”, để cho “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”,...

- Việc hai nhà Đinh, Lê cát cứ, không chịu dời đô đã khiến cho “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. 

Đó là những lý do khách quan, chủ quan của việc dời đô và cũng là việc làm thuận theo ý trời và lòng dân của vị minh quân. 


Câu 4

Câu 4 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 3 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Ở phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã chỉ ra những bằng chứng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí ở trung tâm đất nước, thế đất đẹp, sự tiện lợi, dân cư đông đúc và muôn vật đều có điều kiện sinh sống, phát triển,... Từ đó, nhà vua đưa ra ý kiến, lí lẽ mang tính quyết định của mình trên cơ sở sự đồng thuận của mọi người.


Câu 5

Câu 5 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Văn bản Chiếu dời đó có sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm. Quan hệ giữa lí trí và tình cảm trong văn bản là quan hệ gắn bó, tương hỗ . Điều đó có thể thấy rõ qua những lí lẽ, lập luận của Lý Công Uẩn: 

- Là một ông vua, người nắm trong tay mọi quyền hành, Lý Công Uẩn hoàn toàn có thể ra lệnh tiến hành việc dời đô mà không cần phải hỏi ý kiến mọi người. Những nhà vua vẫn bàn luận với quần thần về quyết định quan trọng của mình với một thái độ dân chủ, tôn trọng người khác trên cơ sở vì quyền lợi chung của dân tộc. Vì vậy, ông đã viết bài chiếu với một thái độ nhã nhặn, tình cảm, cùng quần thần thảo luận để đi đến một quyết định hợp tình, hợp lí nhất với mục đích cao cả là mong muốn đưa đất nước phát triển một cách phồn thịnh.

+ Ông đã phân tích mọi lẽ thiệt hơn về việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, thấy rõ việc cát cứ không chịu dời đô của các triều đại trước là một việc làm đem lại nhiều thiệt hại cho đất nước. Nhà vua thể hiện quan điểm dứt khoát của mình “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.".

+ Sau khi phân tích cho mọi người thấy rõ lợi ích của việc dời đô về thành Đại La, nhà vua hỏi ý kiến mọi người với một thái độ tin tưởng vào sự sáng suốt của họ: “Trầm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

- Thái độ cầu thị, dân chủ của bậc quân vương đã thuyết phục được mọi người về cả lí, cả tình, kể cả với những kẻ chống đối ông.

- Mọi hành động và suy nghĩ của Lý Công Uẩn là vì đất nước, vì cuộc sống của muôn dân nên được đại đa số quần thần và người dân ủng hộ. 


Câu 6

Câu 6 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” (Ngữ văn 8, tập một, trang 118). 

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn đã “ đánh dấu một bước ngoặt quan  trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đang phát triển của mình” vì: 

- Kinh đô Hoa Lư được hình thành sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đây là vùng đồi núi, sông ngòi hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ trong gian thống lại không thuận lợi, không phải trung tâm đài nước. Hai triều đại trước đó, thể và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn là cần thiết khi đất nước đã lớn mạnh, loạn cát cứ đã bị đập tan, đất nước cần phát triển để mở thành quốc gia hùng cường của khu vực, có đủ sức mạnh chống lại các thế lực xâm hay từ phong Bắc và phong Nam.

- Lý Công Uẩn không chọn Bắc Ninh là quê hương ông để lập kinh để mà tại chọn Đại La – trung tâm đất nước . vì sự nghiệp chung của dân tộc, tạo đã cho sự phát triển tiếp theo của lịch sử đất nước và sự lựa chọn của ông cho đến nay. vẫn là đúng đắn và hợp lí. Điều đó cho thấy ý thức vì sự lớn mạnh của dân tộc, vì quyền lợi của trăm họ đã thực sự trở thành động lại chi phối quyết định của vị vua anh minh.

- Khi lựa chọn kinh đỏ mới là nơi trung tâm rộng lớn, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của đất nước là khi cả dân tộc đã có khát vọng về việc xây dựng một đất nước cường thịnh, thống nhất, muốn đổi bền vững. Nói là “cá dân tộc" bởi việc làm của Lý Công Uẩn hợp với ý chí và lòng dân, thể hiện khí phách của dân tộc Đại Việt

- Việc đổi tên Đại La thành kinh đô Thăng Long (Rồng bay thể hiện khát vọng vươn lên) đã cho thấy mong muốn của cả dân tộc trước bước ngoặt lịch sử lớn lao này.


Câu 7

Câu 7 (trang 48, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, em hãy nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại chiếu và hịch. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai thể loại

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: 

+ Cả hai thể loại này đều nhằm mục đích ban bố công khai những mệnh lệnh, lời răn dạy, ý muốn, nguyện vọng của các bậc vua chúa, tướng lĩnh với cấp dưới và dân chúng. 

+ Đây đều là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu hoặc xen kẽ các thể văn này trong một văn bản. 

- Khác nhau: 

+ Chiếu: chỉ dùng riêng cho nhà vua. 

+ Hịch: Ngoài vua chúa, các tướng lĩnh, thủ lĩnh cũng có thể dùng để kêu gọi, cổ vũ, thuyết phục, nhằm mục đích khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe. Hịch thường được viết trước các trận đánh lớn có tính chất sống còn.