Giải bài tập 5 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
Trên mặt phẳng cho 5 điểm phân biệt A, B, C, D, E trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong 5 điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng. a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Châu có thể thực hiện. b) Tính xác suất của biến cố sau: P: “Trong 2 điểm được chọn ra, có điểm A”. Q: “Trong 2 điểm được chọn ra, không có điểm C”.
Đề bài
Trên mặt phẳng cho 5 điểm phân biệt A, B, C, D, E trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong 5 điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng.
a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Châu có thể thực hiện.
b) Tính xác suất của biến cố sau:
P: “Trong 2 điểm được chọn ra, có điểm A”.
Q: “Trong 2 điểm được chọn ra, không có điểm C”.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Nêu các khả năng có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh.
b) Bước 1: Đếm số kết quả có thể xảy ra.
Bước 2: Đếm số kết quả thận lợi cho từng biến cố.
Bước 3: Lập tỉ số giữa số liệu ở bước 1 và bước 2.
Lời giải chi tiết
a) Có 5 cách chọn có thể thực hiện là: AC, AD, AE, BC, BD, BE.
b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố P: “Trong 2 điểm được chọn ra, có điểm A” là: AC, AD, AE.
Vậy xác suất của biến cố P là \(P(P) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)
c) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố Q: “Trong 2 điểm được chọn ra, không có điểm C” là: AD, AE, BD, BE.
Vậy xác suất của biến cố Q là \(P(P) = \frac{4}{6} = \frac{2}{3}\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập 5 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều timdapan.com"