Giải Bài tập 4 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức

Xác định những dấu hiệu chứng tỏ câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba. Làm rõ sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật trong mạch trần thuật của đoạn trích.


Câu 1

Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định những dấu hiệu chứng tỏ câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra cách xưng hô để rút ra đó là ngôi kể ngôi thứ ba.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng các từ ngữ xưng hô: hắn, người mẹ, vợ hắn.

→ Ngôi kể thứ ba, người kể đứng ngoài câu chuyện.


Câu 2

Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Làm rõ sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật trong mạch trần thuật của đoạn trích. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra sự chuyển đổi điểm nhìn.

Lời giải chi tiết:

- Câu văn có sự chuyển đổi điểm nhìn:

“Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.”


Câu 3

Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao nhân vật Tràng lại “thấm thía cảm động” trước những gì “đơn giản bình thường” mà anh chứng kiến? Theo em sự chuyển biến tâm lí này có chân thực không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra lí do khiến Tràng có cảm xúc như vậy. Từ góc nhìn cá nhân để đưa ra nhận xét về tính chân thực, thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật Tràng có cảm xúc như vậy vì: Lần đầu tiên Tràng có thể chạm lấy tới tình thương, cảm thấy niềm hạnh phúc mới mẻ, lạ lẫm khi ý thức được giá trị thiêng liêng của hai tiếng “gia đình”.

- Theo em sự chuyển biến tâm lí này rất chân thực đúng với thực tế. Vì đứng trước những điều hạnh phúc mới mẻ lạ lẫm thì con người chắc chắn có sự chuyển biến.


Câu 4

Câu 4 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh đoạn trích này với đoạn miêu tả tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu trong truyện ngắn Chí Phèo để thấy được nét tương đồng trong cái nhìn về con người giữa hai nhà văn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích và gợi nhớ lại tác phẩm Chí Phèo để đưa ra nét tương đồng.

Lời giải chi tiết:

- Nét tương đồng: Cái nhìn về con người của hai nhà văn đều hướng tới cái tốt đẹp của con người, tâm hồn bên trong. Đứng trong hoàn cảnh đói khổ như nhân vật Tràng khi có vợ cảm nhận được tình thương yêu vun vén gia đình thì đều có sự chuyển biến tâm lí mạnh mẽ. Hay như Chí Phèo từ một kẻ được ví như quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào cũng chìm trong cơn say, khi xuất hiện Thị Nở thì Chí cũng có những bước chuyển biến lớn, lần đầu hắn tỉnh rượu để nghe được những thanh âm của cuộc sống và hắn sợ rượu, sợ cuộc sống hiện tại, hắn muốn thay đổi muốn sống đúng nghĩa là con người.


Câu 5

Câu 5 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích cho biết điều gì về cách nhìn cuộc sống và thái độ của nhà văn Kim Lân đối với những người nghèo khổ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích và nhận xét về cách nhìn và thái độ của nhà văn với người nghèo khổ. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích mang giá trị nhân đạo hết sức cao cả, thể hiện cách nhìn thực tế và thái độ đầy tình thương, sự cảm thông,  khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của những người nghèo khổ.