Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại bài thơ Vịnh cây vòng của Nguyễn Công Trứ trong SGK (tr. 98) và trả lời các câu hỏi
Đọc lại bài thơ Vịnh cây vòng của Nguyễn Công Trứ trong SGK (tr. 98) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó.
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức thơ Đường luật
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ Vịnh cây vông được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Những dấu hiệu giúp nhận biết điều đó:
+ Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Bài thơ tuân thủ đúng quy định về luật (luật bằng): thanh điệu của các tiếng thứ 2, 4 và 6 trong mỗi câu xen kẽ bằng – trắc; trong một cặp câu (một liên), thanh điệu của các tiếng tương ứng ở vị trí thứ 2, 4 và 6 ngược nhau.
+ Giữa các câu 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 đảm bảo về niêm (các tiếng thứ 2 trong mỗi cặp câu niệm với nhau có thanh điệu cùng loại, bằng hoặc trắc).
+ Tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 dùng chung vẫn (ông, hoặc âm gần là ong).
+ Câu thơ ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau (4/3 hoặc 2/2/3).
+ Các câu thơ 3 và 4, 5 và 6 đối nhau.
Câu 2
Câu 2 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Áp dụng kiến thức thơ Đường luật
Lời giải chi tiết:
Có thể chia bài thơ thành 4 phần theo cách phân chia bố cục thường gặp của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề: Đặt vấn đề về giá trị kém cỏi của cây vông (so với những loài cây khác, như biền, nam, khởi, tử,...).
- Thực: Làm rõ sự kém giá trị của cây vông.
- Luận: Bàn thêm về giá trị của cây vông (có một chút giá trị, nhưng không đáng kể).
- Kết: Khẳng định bản chất kém giá trị của loài cây này.
Câu 3
Câu 3 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
“Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
“Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm:
- Chất gỗ xốp, thân lắm gai – những tính chất không phù hợp để dùng làm rường cột.
- Cây dẫu cao lớn cũng chỉ có thể dùng làm bờ rào.
Câu 4
Câu 4 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ lương đống, phiên li thay vì rường cột, phên giậu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Các từ “lương đống, phiên li” là từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng hơn các từ đồng nghĩa với nó như rường cột, phên giậu. Dùng từ ngữ mang sắc thái trang trọng khi đánh giá về tác dụng của cây vông nhưng lại là sự phủ nhận, đánh giá thấp tạo giọng điệu vừa mỉa mai – châm biếm vừa đả kích.
Câu 5
Câu 5 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Phân tích cách sử dụng từ “khen” trong câu thơ cuối của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Từ “khen” được dùng với nghĩa mỉa mai, thực chất nghĩa là chê
Câu 6
Câu 6 (trang 28, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Tác giả dùng hình tượng cây vông nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Hình tượng cây vông là một phép ẩn dụ, có thể gợi liên tưởng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội: những kẻ bất tài, không có ý thức rèn luyện để gánh vác trọng trách của mình trong tình hình đất nước đương thời
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"