Bài 94 trang 92 SBT toán 8 tập 1

Giải bài 94 trang 92 sách bài tập toán 8. Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM, CN. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M, gọi E là điểm đối xứng với C qua N. Chứng minh rằng điểm D đối xứng với điểm E qua điểm A.


Đề bài

Cho tam giác \(ABC,\) các đường trung tuyến \(BM, CN.\) Gọi \(D\) là điểm đối xứng với \(B\) qua \(M,\) gọi \(E\) là điểm đối xứng với \(C\) qua \(N.\) Chứng minh rằng điểm \(D\) đối xứng với điểm \(E\) qua điểm \(A.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức:

+)  Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua \(O\) nếu \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

+) Trong hình bình hành, các cạnh đối song song.

+) Trong hình bình hành, các cạnh đối bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Xét tứ giác \(ABCD\) ta có:

\(MA = MC\;\; (gt)\)

\(MB = MD \) (định nghĩa đối xứng tâm)

Suy ra: Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành ( vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

\(⇒ AD // BC\) và \(AD = BC \;\;(1)\)

Xét tứ giác \(ACBE:\)

\(AN = NB \;\;(gt)\)

\(NC = NE\) ( định nghĩa đối xứng tâm)

Suy ra: Tứ giác \(ACBE\) là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

\(⇒ AE // BC\) và \(AE = BC\;\; (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra: \(A, D, E\) thẳng hàng và \(AD = AE\)

nên \(A\) là trung điểm của \(DE\) hay điểm \(D\) đối xứng với điểm \(E\) qua điểm \(A.\)

Bài giải tiếp theo
Bài 95 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 96 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 97 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 98 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 99 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 100 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 101 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 102 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 103 trang 92 SBT toán 8 tập 1
Bài 104 trang 93 SBT toán 8 tập 1

Video liên quan



Từ khóa