Giải bài 9.20 trang 68 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Xác suất để số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 2 là:
Đề bài
Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Xác suất để số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 2 là:
A. \(\frac{5}{{22}}\). B. \(\frac{1}{5}\). C. \(\frac{2}{9}\). D.\(\frac{7}{{34}}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải chi tiết
Ta có \(n\left( \Omega \right) = 36\).
Gọi A là biến cố “số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 2”.
Khi đó \(A = \left\{ {\left( {1;3} \right),\left( {3;1} \right),\left( {2;4} \right),\left( {4;2} \right),\left( {3;5} \right),\left( {5;3} \right),\left( {4;6} \right),\left( {6;4} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( A \right) = 8\).
Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{8}{{36}} = \frac{2}{9}\)
Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài 9.20 trang 68 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"