Giải bài 5 trang 71 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo

Trong Hình 17, cho biết


Đề bài

Trong Hình 17, cho biết \(DE = 6cm,EF = 7,8cm,NP = 13cm,NM = 10cm,\widehat E = \widehat N\) và \(\widehat P = 42^\circ \). Tính \(\widehat F\).

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.

- Hai tam giác đồng dạng thì có các góc tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Ta có:

\(\frac{{EF}}{{NP}} = \frac{{7,8}}{{13}} = \frac{3}{5};\frac{{DE}}{{MN}} = \frac{6}{{10}} = \frac{3}{5}\)

Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(MNP\) ta có:

\(\frac{{EF}}{{NP}} = \frac{{DE}}{{MN}} = \frac{3}{5}\)

\(\widehat E = \widehat N\) (giải thuyết)

Do đó, \(\Delta DEF\backsim\Delta MNP\) (c.g.c)

Do đó, \(\widehat F = \widehat P = 42^\circ \).

Bài giải tiếp theo
Giải bài 6 trang 71 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 71 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 71 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 9 trang 72 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 10 trang 72 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa