Bài 22.6; 22.7; 22.8; 22.9; 22.10 trang 50 SBT Hóa học 12
Giải bài 22.6; 22.7; 22.8; 22.9; 22.10 trang 50 sách bài tập Hóa học 12 - Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z đi qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là
Câu 22.6.
Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z đi qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 5,32. B. 3,52.
C. 2,35. D. 2,53.
Phương pháp giải
- Sau phản ứng thu được chất rắn => axit phản ứng hết
- BTNT "H" => số mol hiđro=> số mol Cu
Lời giải chi tiết
Sau phản ứng thu được chất rắn => axit phản ứng hết
BTNT "H" \(n_{H^+}=n_{HCl}+2n_{H_2SO_4}=2n_{H_2}=0,01+2\times0,05=0.11mol\)
=>\(n_{H_2}=0,055mol\)
\( CuO +H_2 \to Cu + H_2O\)
\(n_{Cu}=n_{H_2}=0,055mol\)
=> \(m_{Cu}\)=3,52 g=> Chọn BCâu 22.7.
Cho 6 g hợp kim Cu, Fe và Al vào dung dịch axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít H2 (đktc) và 1,86 g chất rắn không tan. Thành phần phần trăm của hợp kim là
A. 40% Fe, 28% Al, 32% Cu.
B. 41% Fe, 29% Al, 30% Cu.
C. 42% Fe, 27% Al, 31% Cu.
D. 43% Fe, 26% Al, 31% Cu.
Phương pháp giải
- Chất rắn không tan là Cu
- Viết phương trình hóa học Fe và Al tác dụng HCl
- Lập hệ phương trình tính số mol Fe và Al
- Tính khối lượng và % từng chất
Lời giải chi tiết
Chất rắn không tan là Cu => \(m _{Fe+Zn}=6-1,86=4,14g\)
Gọi số mol Fe, Al là x, y
\(Fe+2HCl \to FeCl_2+H_2\)
x \(\to\) x\(2Al+6HCl \to 2AlCl_3+3H_2\)
y → 3/2 y
ta có hệ x+3/2 y=0,135(1); 56x +27y=4,14
=> x=0,045; y= 0,06
=> \(m_{Fe}=2,52g; \; m_{Al}=1,62g\)
%\(Fe=\dfrac{{2,52}}{{6}}\times 100\)%=42%
%\(Al=\dfrac{{1,62}}{{6}}\times 100\)%=27%
=>%Cu= 31%
=> Chọn C
Câu 22.8.
Nhúng một lá Mg vào dung dịch chứa 2 muối FeCl3 và FeCl2. Sau một thời gian lấy lá Mg ra làm khô rồi cân lại thấy khối lượng giảm so với ban đầu. Dung dịch sau thí nghiệm có cation nào sau đây ?
A. Mg2+.
B. Mg2+ và Fe2+.
C. Mg2+, Fe2+ và Fe3+
D. Mg2+ hoặc Mg2+, Fe2+ và Fe3+.
Phương pháp giải
- Xác định phản ứng xảy ra trước
Lời giải chi tiết
Mg phản ứng với \(Fe^{3+}\) tạo \(Mg^{2+}\) => khối lượng thanh Mg giảm
=> Chọn C
Câu 22.9.
Cho Fe tác dụng với dung dịch \(AgNO_3\) dư thu được dung dịch X. Cho Cu dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
A. \(Fe(NO_3)_2\)
B. \(Fe(NO_3)_3\)
C. \(Fe(NO_3)_2 \; và \; Cu(NO_3)_2\)
D. \(Fe(NO_3)_3 \;và \;AgNO_3\)
Phương pháp giải
- Xác định phản ứng xảy ra
Lời giải chi tiết
\(Fe+ AgNO_3 dư \to Fe(NO_3)_2 + Ag\)
\(Fe(NO_3)_2+ AgNO_3 dư \to Fe(NO_3)_3 + Ag\)
Dung dịch X: \(AgNO_3\) và \(Fe(NO_3)_3\)
\(Cu + AgNO_3 \to Cu(NO_3)_2 +Ag\)
\(Cu + Fe(NO_3)_3 \to Cu(NO_3)_2 + Fe(NO_3)_2\)
=> Dung dịch Y \(Cu(NO_3)_2, \; Fe(NO_3)_2\)
=> Chọn C
Câu 22.10.
Hỗn hợp X gồm 3 kim loại : Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là
A. AgNO3 B. Cu(NO3)2.
C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4.
Phương pháp giải
Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại tại đây
Lời giải chi tiết
Ta thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X
=> \(Fe_2(SO_4)_3\) hòa tan được Cu, Fe
=> Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 22.6; 22.7; 22.8; 22.9; 22.10 trang 50 SBT Hóa học 12 timdapan.com"