Bài 2.10 trang 35 SBT đại số 10

Giải bài 2.10 trang 35 sách bài tập đại số 10. Vẽ đồ thị của các hàm số sau và xét tính chẵn lẻ của chúng...


Vẽ đồ thị của các hàm số sau và xét tính chẵn lẻ của chúng

LG a

 \(y =  - \dfrac{2}{3}x + 2\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=2\), \(y=0\) thì \(x=3\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;2)\) và \(B(3;0)\).

Hàm số không là hàm số chẵn, không là hàm số lẻ.


LG b

\(y = \dfrac{4}{3}x - 1\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=-1\), \(y=0\) thì \(x=\dfrac{3}{4}\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;-1)\) và \(B(\dfrac{3}{4};0)\).

Hàm số không là hàm số chẵn, không là hàm số lẻ.

 


LG c

\(y = 3x\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

 Cho \(x=0\) thì \(y=0\), \(y=3\) thì \(x=1\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;0)\) và \(B(1;3)\).

Hàm số là hàm số lẻ.

 


LG d

 \(y = 5\) ;

Phương pháp giải:

Áp dụng cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đã được học ở lớp 7 và sử dụng tính chất đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết:

Cho \(x=0\) thì \(y=5\), \(x=2\) thì \(y=5\) nên đồ thị đi qua hai điểm \(A(0;5)\) và \(B(1;5)\).

Hàm số là hàm số chẵn.

 

Bài giải tiếp theo
Bài 2.11 trang 35 SBT đại số 10
Bài 2.12 trang 35 SBT đại số 10
Bài 2.13 trang 35 SBT đại số 10
Bài 2.14 trang 36 SBT đại số 10
Bài 2.15 trang 36 SBT đại số 10
Bài 2.16 trang 36 SBT đại số 10
Bài 2.17 trang 36 SBT đại số 10

Video liên quan



Từ khóa