Bài 13.1, 13.2, 13.3 trang 20 SBT hóa học 11

Giải bài 13.1, 13.2, 13.3 trang 20 sách bài tập hóa học 11. Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hoá học nào sau đây ?...


Câu 13.1.

Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hoá học nào sau đây ?

A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin

B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3

D. Nhiệt phân NH4NO2

Phương pháp: Xem lại lí thuyết về nitơ và hợp chất của nitơ

Lời giải:

\(\eqalign{
& A.\,4N{H_3} + 3{O_2}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{Pt}^{{t^0}}} 2NO + 6{H_2}O \cr
& B.\,N{H_4}N{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {N_2}O + 2{H_2}O \cr
& C.\,AgN{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow Ag + N{O_2} + {O_2} \cr
& D.\,N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O \cr} \)

=> Chọn D


Câu 13.2.

Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?

A. Axit nitric và đồng(II) nitrat

B. Đồng(II) nitrat và amoniac

C. Bari hiđroxit và axit photphoric.

D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit

Phương pháp: Chất cùng tồn tại trong một dung dịch là chất không phản ứng với nhau.

Lời giải:

Trong các cặp chất trên axit nitric và đồng(II) nitrat không phản ứng với nhau.

=> Chọn A


Câu 13.3.

Trong các phản ứng dưới đây của amoniac, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

C. 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)2](OH)2

D. 2NH3 + 3Cl2→N2 +6HCl

Phương pháp: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số chất.

Lời giải:

Trong các phản ứng trên phản ứng 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)2](OH)2 có các chất trước và sau phản ứng không thay đổi số oxi hóa

=> Chọn C