Đọc hiểu - Đề số 24 - THPT

Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 24, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia


Đề bài

Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

         “…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe…”

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Nội dung miêu tả của đoạn văn là gì?

Câu 3. Xác định thủ pháp nghệ thuật chính trong đoạn văn? Nêu tác dụng của thủ pháp đó.

Câu 4. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.

Đoạn văn miêu tả khung cảnh và cuộc sống con người phố huyện khi đêm xuống.

Câu 3.

Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là thử pháp đối lập giữa ánh sang và bong tối và biện pháp liệt kê.

Tác dụng: miêu tả cuộc sống tăm tối, nhịp sống tẻ nhạt, đều đều, quẩn quanh của con người phố huyện lúc đêm xuống.

Câu 4.

Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”: Cách nói đảo ngữ và các từ "thưa thớt" "hột sáng" "lọt" gợi tả thứ  ánh sáng  leo lét, yếu ớt, như những kiếp người phố huyện bé nhỏ, vật vờ  trong cái màn đêm mênh mông của xã hội cũ.

Bài giải tiếp theo