Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 13

Đọc văn bản sau: NGƯỜI LÁI BUÔN VÀ CON LỪA


Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGƯỜI LÁI BUÔN VÀ CON LỪA

Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai lừa để trở về nhà. Con lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt.

Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng lừa, rồi đi đằng sau thúc lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều.

Khi lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Nhưng khi lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.

Câu 1. Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản “Người lái buôn và con lừa”?

A. Là loại truyện các tác giả viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới

B. Là loại truyện lấy các loài vật để nói lên bài học với con người

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo tiếng cười cho bạn đọc

D. Là loại truyện do các tấc giả viết về động vật

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Câu 3. “Người lá buôn và con lừa” là truyện ngụ ngôn:

A. Nhân hóa con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

B. Hoán dụ con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

C. Ẩn dụ con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

D. So sánh con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

Câu 4. Mỗi lần qua sông, lừa đều làm gì?

A. Đều cố gắng đi qua rất nhanh

B. Đều trượt chân, giả vờ bị ngã

C. Rất cẩn thận để không làm rơi đồ trên lưng xuống

D. Đều cố ý hất đồ xuống sông

Câu 5. Câu nào sau đây không chứa từ Hán Việt?

A. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, lừa ta đều già vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống

B. Lừa sung sướng nghĩ: “Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây”

C. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì

D. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước

Câu 6. Em hiểu cụm từ “người lái buôn” như thế nào?

A. Là người đi bán hàng thuê cho người khác

B. Là người chuyên vận chuyển hàng hóa thuê cho người khác

C. Là người chuyên đi mua hàng

D. Là người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài

Câu 7. Qua câu chuyện trên em thấy con lừa là một nhân vật như thế nào?

A. Là con vật thông minh, biết cách làm cho công việc của mình nhẹ nhàng hơn

B. Là con vật chăm chỉ khi đi lấy hàng cùng lái buôn

C. Là con vật lười biếng, xảo trá nghĩ đủ cách để không phải chở đồ nặng

D. Là con vật có sức khỏe, chở được đồ nặng khi đi lấy hàng cùng lái buôn

Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Ca ngợi trí thông minh của con lừa

B. Phê phán sự lười biếng, gian trá của con lừa và phải nhận quả báo

C. Phê phán người lái buôn bóc lột sức lao động của con lừa

D. Nên cảnh giác và không nên làm việc cho những người như người lái buôn

Câu 9. (1.0 điểm) Lừa đã nghĩ ra kế sách gì mỗi lần qua sông? Kế sách đó đã để lại cho lừa hậu quả gì?

Câu 10. (1.0 điểm) Qua văn bản “Người lái buôn và con lừa”, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Từ văn bản “Người lái buôn và con lừa” em hãy viết bài biểu cảm về con mỗi lần qua sông.


Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

B

C

D

C

B

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản “Người lái buôn và con lừa”?

A. Là loại truyện các tác giả viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới

B. Là loại truyện lấy các loài vật để nói lên bài học với con người

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo tiếng cười cho bạn đọc

D. Là loại truyện do các tấc giả viết về động vật

Phương pháp:

Chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản

Lời giải chi tiết:

Là loại truyện lấy các loài vật để nói lên bài học với con người

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu chuyện trên được kể theo ngôi nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Phương pháp:

Chú ý ngôi kể, lời kể của văn bản

Lời giải chi tiết:

Ngôi thứ ba

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

“Người lá buôn và con lừa” là truyện ngụ ngôn:

A. Nhân hóa con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

B. Hoán dụ con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

C. Ẩn dụ con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

D. So sánh con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhân hóa con vật để phê phán những thói hư tật xấu của một số người trong xã hội

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.5 điểm)

Mỗi lần qua sông, lừa đều làm gì?

A. Đều cố gắng đi qua rất nhanh

B. Đều trượt chân, giả vờ bị ngã

C. Rất cẩn thận để không làm rơi đồ trên lưng xuống

D. Đều cố ý hất đồ xuống sông

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đều trượt chân, giả vờ bị ngã

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Câu nào sau đây không chứa từ Hán Việt?

A. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, lừa ta đều già vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống

B. Lừa sung sướng nghĩ: “Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây”

C. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì

D. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Em hiểu cụm từ “người lái buôn” như thế nào?

A. Là người đi bán hàng thuê cho người khác

B. Là người chuyên vận chuyển hàng hóa thuê cho người khác

C. Là người chuyên đi mua hàng

D. Là người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài

Phương pháp:

Hiểu nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Là người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Qua câu chuyện trên em thấy con lừa là một nhân vật như thế nào?

A. Là con vật thô

ng minh, biết cách làm cho công việc của mình nhẹ nhàng hơn

B. Là con vật chăm chỉ khi đi lấy hàng cùng lái buôn

C. Là con vật lười biếng, xảo trá nghĩ đủ cách để không phải chở đồ nặng

D. Là con vật có sức khỏe, chở được đồ nặng khi đi lấy hàng cùng lái buôn

Phương pháp:

Chú ý các chi tiết về con lừa

Lời giải chi tiết:

Là con vật lười biếng, xảo trá nghĩ đủ cách để không phải chở đồ nặng

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Ca ngợi trí thông minh của con lừa

B. Phê phán sự lười biếng, gian trá của con lừa và phải nhận quả báo

C. Phê phán người lái buôn bóc lột sức lao động của con lừa

D. Nên cảnh giác và không nên làm việc cho những người như người lái buôn

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

Phê phán sự lười biếng, gian trá của con lừa và phải nhận quả báo

=> Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm)

Lừa đã nghĩ ra kế sách gì mỗi lần qua sông? Kế sách đó đã để lại cho lừa hậu quả gì?

Phương pháp:

Chỉ ra được kế sách của lừa và hậu quả

Lời giải chi tiết:

- Mỗi lần qua sông lừa đều cố ý trượt chân làm rơi đồ để không phải chở nặng

- Hậu quả: Người lái buôn nhận ra và dạy cho lừa một bài học

Câu 10 (1.0 điểm)

Qua văn bản “Người lái buôn và con lừa”, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

Bài học: Mỗi chúng ta phải lấy lừa làm bài học. Khi làm việc không được lười biếng, nghĩ trò gian trá nếu không sẽ phải gánh hậu quả như con lừa

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Từ văn bản “Người lái buôn và con lừa” em hãy viết bài biểu cảm về con mỗi lần qua sông.

Phương pháp:

Mở bài giới thiệu được nhân vật hoặc sự việc

Thân bài triển khai được các ý chính của bài viết

Kết bài nêu cảm nghĩ và rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài:

Giới thiệu được sự việc: Hành động mỗi lần qua sông của con lừa

2. Thân bài:

Lần lượt trình bày nội dung theo một trình tự nhất định:

- Tóm tắt lại câu chuyện

- Phát biểu cảm nghĩ về hành động của con lừa trong văn bản. Hành động đó nói lên tính cách gì của con lừa.

- Phát biểu cảm nghĩ về những người có hành động tương tự như con lừa trong xã hội

3. Kết bài:

Nêu lên suy nghĩ và rút ra được bài học cho bản thân