Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 10

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn.


Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3. Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Câu 4. Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau?

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Câu 5. Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Câu 6. Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì?

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Câu 7. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....”?

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Câu 8. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì?

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Câu 9. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì?

Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.


Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm)

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận

=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)

Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích là lời của phụ huynh nói với thầy giáo

=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)

Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về từ loại

Lời giải chi tiết:

 Từ dạy thuộc từ loại động từ

=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)

Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau?

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

các ý A, B, C đúng

=> Đáp án: E
Câu 5 (0.5 điểm)

Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Phương pháp:

Đọc và xác định nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ giả dối đồng nghĩa với từ gian lận

=> Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm)

Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì?

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Phương pháp:

Nêu tác dụng của phép lặp

Lời giải chi tiết:

Nhấn mạnh điều mong muốn

 => Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm)

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....”?

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Phương pháp:

Chọn đáp án đúng với ý hiểu của em

Lời giải chi tiết:

Sự khó khăn của con người trong cuộc sống

=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)

Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì?

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Phương pháp:

Chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết:

Phần trích trên bàn luận về vấn đề đừng sợ việc học

=> Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm)

Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì?

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

- Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.

- Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học.
Câu 10 (1.0 điểm)

Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao?

Phương pháp:

Nêu quan điểm của em

Lời giải chi tiết:

Em đồng ý với ý kiến trên. Vì gian lận trong các kỳ thi là một hành động không trung thực, làm suy giảm giá trị của giáo dục và làm suy yếu sự chính trực cá nhân hay của một người. Thay vì học gian lận thì ta nên học cách thất bại một cách vinh dự vì không gian lân, chúng ta cũng phát triển các kỹ năng và kiến thức của mình và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình.
Phần II (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

Phương pháp:

1. Mở bài

- Đưa ra ý kiến: Có ý kiến cho rằng "Trong quá trình học tập, tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công".

2. Thân bài

- Những lợi ích của tự học

- Mở rộng, bình luận

3. Kết bài

Tổng kết vai trò của tự học.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Có ý kiến cho rằng "Trong quá trình học tập, tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công". Thật vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình.
Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tỉnh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.