Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 cánh diều có đáp án

Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 cánh diều có đáp án


Đề 1

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện đồng thoại

Câu 3. Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. Nói quá

Câu 4. Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Trạng ngữ và chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng

Câu 5. Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng?

A. Ngọn gió, lòng đất

B. Ngọn gió, cây sồi già

C. Ngọn gió, nhánh rễ

D. Cây sồi già, lòng đất

Câu 6. Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản?

A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng

D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng

Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công.

B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống

D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống

Câu 9. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 10. Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.

b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

c) Tre là cánh tay của người nông dân.

d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Câu 2. Trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy biết quý trọng thời gian”.


Đề 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]

 

Mẹ!

Có nghĩa là ánh sáng

Một ngọn đèn thắp sáng bằng máu con tim

Cái đóm lửa thiêng liêng

Cháy bão bùng, cháy trong đêm tối

 

Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi

Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ…

 

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh Nguyên)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ tự do

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ năm chữ

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Đoạn thơ sau tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nổi bật nào?

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]

A. Nhân hóa, điệp ngữ

B. Ẩn dụ, so sánh

C. So sánh, nhân hóa

D. Điệp ngữ, liệt kê

Câu 4. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng cách gieo vần như thế nào?

A. Vần liền

B. Vần lưng

C. Vần gián cách

D. Vần hỗn hợp

Câu 5. Trong bài thơ, tác giả sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 6. Trong đoạn thơ đầu của đoạn trích trên, tác giả đã khẳng định mẹ là duy nhất qua các sự vật nào?

A. bầu trời, mặt đất, ngọn đèn

B. bầu trời, mặt đất, vầng trăng

C. bầu trời, mặt đất, đóm lửa

D. bầu trời, mặt đất, nụ cười

Câu 7. Mở đầu mỗi khổ thơ trên, nhà thơ đều bắt đầu từ “Mẹ!”, điều đó có ý nghĩa gì?

A. Nhắc lại đối tượng chính mà bài thơ cần biểu đạt, giúp người đọc nắm bắt dễ dàng hơn nội dung của từng đoạn thơ

B. Làm nổi bật hình ảnh người mẹ trong mỗi đoạn thơ, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn tình yêu thương của mẹ đối với con

C. Khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người, đồng thời gợi nhắc đạo hiếu làm con đối với mỗi người

D. Tạo tính thống nhất về chủ đề trong bài thơ, khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ “Một ngọn đè thắp bằng máu con tim” đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để khẳng định tình cảm yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ. Em có đồng tình với ý kiến đó không?

A. Đồng tình

B.  Không đồng tình

Câu 9. Nêu chủ đề của đoạn thơ trên?

Câu 10. Hãy chia sẻ cảm xúc về điều em thấy ấn tượng sâu sắc nhất khi đọc những dòng thơ sau:

Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi

Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ…

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Tìm từ Hán Việt trong các cụm từ dưới đây. Xác định nghĩa của các từ Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

màu sắc huyền thoại, chuyện người đời truyền tụng, sức mạnh vô song.

Câu 2. Nêu suy nghĩ của em về bạn thân và tình bạn.


Đề 3

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (…)

Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.”

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 2. Mỗi chúng ta được tác giả so sánh với sự vật nào?

A. Những bông hoa lớn

B. Những bông hoa nhỏ

C. Những đóa hoa rực rỡ sắc màu

D. Một đoa hoa

Câu 3. Theo tác giả của bài viết, sứ mệnh của loài hoa gì?

A. Sứ mệnh của hoa là tỏa hương thơm

B. Sứ mệnh của hoa là khoe sắc thắm

C. Sứ mệnh của hoa là nở

D. Sứ mệnh của hoa là làm đẹp cho cuộc sống

Câu 4. Trong các cách hiểu sau về từ “hoa”, cách hiểu nào được gọi là thuật ngữ?

A. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm

B. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa dùng để trang trí

C. Cây trồng ở trong vườn để lấy hoa làm cảnh

D. Hình hoa trang trí trên các vật giúp cho vật trở nên đẹp đẽ, hấp dẫn

Câu 5. Theo tác giả, sự khác nhau giữa những đóa hoa đơn sắc với các hoa khác là gì?

A. Chỉ có một màu duy nhất chứ không rực rỡ sắc màu

B. Luôn được bày bán trong các cửa hàng lớn

C. Sẽ kết thúc “đời hoa” bên vệ đường

D. A và C đều đúng

Câu 6. Nếu là một bông hoa, em sẽ lựa chọn cách sống như thế nào để thể hiện thái độ sống tích cực?

A. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi sang trọng

B. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi bình dị

C. Chỉ giữ lại hương sắc cho riêng bản thân mình

D. Luôn khoe sắc tỏa hương ở bất cứ nơi đâu

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 8. Em hãy viết 5-7 dòng để trình bày về một bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a)                             Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

d) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Câu 2. Cảm nhận văn bản Cây tre Việt Nam.


Đề 4

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương là một tiếng ve,

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,

Dòng sông con nước đầy vơi,

Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng,

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.

Quê hương là dáng mẹ yêu,

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.

(Nguyễn Đình Huân, Quê hương)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm chữ

D. Thơ song thất lục bát

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Trong 2 câu thơ: Quê hương là dáng mẹ yêu / Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về có các từ nào mang vần?

A. Quê - về

B. Là - lá

C. Yêu - xiêu

D. Mẹ - áo

Câu 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 5. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã so sánh “Quê hương là…” gì?

A. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu

B. dòng sông, cánh đồng vàng, bóng dáng mẹ yêu, nón lá

C. góc trời tuổi thơ, cánh đồng vàng, dáng mẹ yêu, lúa chín

D. tiếng ve, góc trời tuổi thơ, cánh đồng, áo nâu

Câu 6. Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

A. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh mang tính biểu trưng cao

B. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng; hình ảnh thơ có sức khái quát cao

C. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị; hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giàu sức gợi

D. Ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ và cảm xúc của người viết thể hiện trong đoạn thơ trên.

Câu 8. Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? (viết khoảng 3 – 5 câu)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với những câu tục ngữ sau:

STT

Câu tục ngữ

Câu tục ngữ trái nghĩa

1

Người sống hơn đống vàng

 

2

Trông mặt mà bắt hình dong

 

3

Chết trong còn hơn sống đục

 

4

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 

5

Sang song phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

 

6

Giàu vì bạn sang vì vợ

 

7

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

 

8

Uống nước nhớ nguồn

 

Câu 2. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người em yêu kính.


Đề 5

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa

Làm sao mà giết được

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên.

[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa

Gần gũi nhất vẫn là cây lúa

Trưa nắng khát ước về vườn quả

Lúc xa nhà nhớ một dáng mây

Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây

Một làn khói, một mùi hương trong gió.

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ

Mọc vô tình trên lối ta đi

Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi

Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn

B. Lục ngôn

C. Thất ngôn

D. Tự do

Câu 2. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương

B. Cỏ dại

C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút

D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..

Câu 3. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;

B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;

C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;

D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió.

A. Liệt kê

B. Điệp

C. Nhân hóa

D. Liệt kê và điệp.

Câu 5. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;

B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;

C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;

D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 6. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình - tác giả

B. Cây lúa

C. Cỏ dại

D. Nước lũ

Câu 7. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 8. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 9. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


Đề 6

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

TỤC NGỮ VIỆT NAM

1. Học một biết mười.

2. Học ăn học nói, học gói học mở.

3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

4. Học khôn đến chết, học nết nết đến già

5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

6. Học chẳng hay cày chẳng biết

7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng

8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ

9. Học như gà bới vách

10. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu

Câu 1. Dòng nào nói đặc điểm cơ bản của các văn bản trên?

A. Ngắn gọn, hàm súc, chứa đựng lời khuyên

B. Giàu vần điệu, dễ nhớ

C. Ví von, giàu hình ảnh

D. Kiệm lời, giàu ý

Câu 2. Mười câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

A. Phương pháp học

B. Chọn thầy để học

C. Vai trò, tác dụng, kinh nghiệm học tập

D. Học phải kiên trì

Câu 3. Nhận định “Học dốt, đỗ được là do may mắn” phù hợp với câu tục ngữ nào?

A. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng

B. Học chẳng hay, thi may thì đỗ

C. Học như gà bới vách

D. Học thầy học bạn vô vạn phong lưu

Câu 4. Câu tục ngữ “Học khôn đến chết, học nết nết đền già” khuyên con người điều gì?

A. Không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết

B. Học bình thường, không cần cố gắng

C. Người già vẫn phải học

D. Người già học khôn, học nết rất nhanh

Câu 5. “Học ăn học nói, học gói học mở” khuyên ta điều gì?

A. Điều gì cũng cần phải học

B. Học ăn nói trước tiên

C. Học gói mở để trở thành người khéo léo

D. Không học hỏi sẽ là người vụng về

Câu 6. Ý nào nói lên ý nghĩa của câu tục ngữ “Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”?

A. Đã học là phải hiểu kỹ

B. Biết lơ mơ thì đừngnói

C. Nói năng cần chặt chẽ

D. Thà không biết còn hơn là biết lơ mơ

Câu 7. Câu tục ngữ nào có ý nghĩa ẩn dụ?

A. Học ăn học nói, học gói học mở

B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

C. Học khôn đến chết, học nết đến già

D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

Câu 8. Kẻ lười biếng không chịu học hành, không chịu lao động là ý nghĩa của câu tục ngữ nào?

A. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

B. Học chẳng hay cày chẳng biết

C. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng

D. Học thầy chẳng tày học bạn

Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây có lập luận chặt chẽ nhất?

A. Học ăn học nói, học gói học mở

B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

C. Học khôn đến chết, học nết đến già

D. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

Câu 10. Xác định vần, ý nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy học bạn vô vạn phong lưu”.

A. Vần liền. Nên học cả thầy và bạn

B. Vần chân. Muốn phong lưu hãy chịu khó học hỏi

C. Vần cách. Chịu khó học hỏi ắt giàu có

D. Vần liền. Cội nguồn của phong lưu là học tập

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về đức tính trung thực.

Câu 2. Phân tích nỗi nhớ quê hương của Trần Cư trong văn bản Trưa tha hương.


Đề 7

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

MẸ

Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!

(Huỳnh Nhật Minh)

Câu 1. Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.

Câu 2. Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?

A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần liền.
D. Vần hỗn hợp.

Câu 3. Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào?

A. Thân hình gầy gò, yếu ớt
B. Thân hình gầy gò ốm yếu
C. Thân hình khô gầy, yếu ớt
D. Thân hình rất gầy, rất yếu

Câu 4. Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ?

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 5. Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì?

A. Thương nhớ, biết ơn
B. Yêu mến, trân trọng
C. Ngưỡng mộ, ngợi ca
D. Kính trọng, nể phục

Câu 6. Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ?

A. Mẹ kiên cường, dũng cảm
B. Mẹ chịu đựng, hi sinh
C. Mẹ sẻn so, tiết kiệm
D. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng

Câu 7. Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?

A. Tình cảm gia đình
B. Tình cảm cha con
C. Tình cảm mẹ con
D. Tình cảm bà cháu

Câu 8. Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì?

A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ
B. Hãy về thăm mẹ nhiều hơn
C. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ
D. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru

Câu 9. Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?

Câu 10. Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”.


Đề 8

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn”.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.
B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

A. Ẩn dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. So sánh, điệp ngữ
D. So sánh, nhân hoá

Câu 5. Từ thành công trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.
B. Điều mình mong muốn đạt được.
C. Những điều có ích cho cuộc sống.
D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố.”

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai
D. Đánh dấu tên tác phẩm

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh.
B. Thất bại là mẹ thành công.
C. Thất bại là thầy của chúng ta.
D. Đừng sợ thất bại.

Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.


Đề 9

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Lục bát.

D. Tự do.

Câu 2. Xác định nhịp thơ của hai câu thơ sau:

“Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

A. 2/2/2 - 4/2/2

B. 4/2 - 4/4

C. 3/3 - 4/2/2

D. 3/3 - 6/2

Câu 3. Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong câu thơ:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”.

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nói quá

Câu 4. Trạng ngữ được sử dụng trong câu thơ nào?

A. Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần.

B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

C. Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

D. Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Câu 5. Nhận xét nào phù hợp với đoạn một của bài thơ?

A. Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.

B. Không gian đồng quê mênh mông.

C. Bức tranh mùa hè rực rỡ.

D. Thiên nhiên khoáng đãng.

Câu 6. Hình ảnh nào sao đây thể hiện không gian khoáng đãng, tự do?

A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân

C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Câu 7. Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong câu thơ nào?

A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,

B. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

C. Trời xanh càng rộng càng cao

D. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi

Câu 8. Nhà thơ đã khắc họa một bức tranh mùa hè như thế nào?

A. Tràn ngập âm thanh.

B. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.

C. Ảm đạm, u ám.

D. Có sắc màu tươi sáng.

Câu 9. Từ bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống (trình bày ngắn gọn trong 5 – 7 câu).

Câu 10. Qua bài thơ, em nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm


Đề 10

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3. Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Câu 4. Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau?

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Câu 5. Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Câu 6. Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì?

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Câu 7. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....”?

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Câu 8. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì?

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Câu 9. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì?

Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.