Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản miêu tả
D. Văn bản thông tin
2. Dòng nào sau đây là nhan đề của văn bản?
A. Ngày gia đình Việt Nam 28/6
B. Theo https://infographics.vn/, ngày 28/6/2021
C. Cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình
D. Không có nhan đề
3. Theo văn bản, có mấy cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình?
A. 1 cách
B. 3 cách
C. 5 cách
D. 7 cách
4. Từ nào sau đây khác loại với các từ còn lại?
A. Ngôn ngữ
B. Giao tiếp
C. Nói chuyện
D. Thế giới
Câu 2. Theo tác giả, khoảng cách thế hệ trong các gia đình hiện nay như thế nào?
Câu 3. Những lời khuyên mà tác giả văn bản đưa ra, theo em, dành cho đối tượng nào?
Câu 4. Với bản thân em, em có thể làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình? (Viết khoảng 5 dòng)
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)
Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam, SGK Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức).
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (1 điểm):
1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản biểu cảm C. Văn bản miêu tả D. Văn bản thông tin |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin
=> Đáp án: D
2. Dòng nào sau đây là nhan đề của văn bản? A. Ngày gia đình Việt Nam 28/6 B. Theo https://infographics.vn/, ngày 28/6/2021 C. Cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình D. Không có nhan đề |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhan đề: Cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình
=> Đáp án: C
3. Theo văn bản, có mấy cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình? A. 1 cách B. 3 cách C. 5 cách D. 7 cách |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Theo văn bản, có 5 cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình
=> Đáp án: C
4. Từ nào sau đây khác loại với các từ còn lại? A. Ngôn ngữ B. Giao tiếp C. Nói chuyện D. Thế giới |
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Từ “thế giới” khác loại với các từ còn lại
=> Đáp án: D
Câu 2 (0,5 điểm):
Theo tác giả, khoảng cách thế hệ trong các gia đình hiện nay như thế nào? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách giữa các thế hệ được giãn rộng hơn mỗi ngày từ cách ăn mặc, giao tiếp xã hội, suy nghĩ và ứng xử.
Câu 3 (0,5 điểm):
Những lời khuyên mà tác giả văn bản đưa ra, theo em, dành cho đối tượng nào? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Những lời khuyên tác giả bài viết đưa ra là dành cho các bậc phụ huynh (phụ huynh/ ông bà, cha mẹ).
Câu 4 (1 điểm):
Với bản thân em, em có thể làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình? (Viết khoảng 5 dòng) |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Một số điều có thể làm như:
- Luôn lắng nghe ông bà, cha mẹ tâm tư; giao tiếp cởi mở trong gia đình
- Tìm hiểu các truyền thống, giá trị của gia đình và gìn giữ, noi theo
- Luôn quan tâm đến các thành viên trong gia đình
- Cố gắng làm người con ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều (Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta) |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em
Lời giải chi tiết:
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Trong bốn dòng đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam: cánh đồng lúa mênh mông, cánh cò trắng bay lả bay la, đỉnh Trường Sơn bao phủ bởi mây.
- Đây đều là những hình ảnh đại diện, tiêu biểu, đặc trưng của đất nước Việt Nam. Đất nước đi lên từ nước nông nghiệp, luôn mang một vẻ đẹp bình yên, trù phú, ấm no, đáng tự hào và yêu dấu từ bao đời.
- Về nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi.
+ Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
+ Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen; Làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng.
=> Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam, SGK Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức). |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật
- Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của Nhóm Tự lực văn đoàn. Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm đặc sắc của nhà văn.
- Sơn là nhân vật chính trong truyện, hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp như một suối nguồn ấm áp đã xua đi được cái lạnh giá của những cơn gió lùa về lúc đầu mùa đông.
2. Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Sơn trong truyện
- Mở đầu truyện, ta thấy Sơn rất nhạy cảm với cái lạnh của đất trời, thương em và ngoan ngoãn. Khi rời khỏi giường, Sơn cẩn thận “kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này, ngồi xếp bằng bên khay nước”. Sơn bồi hồi nhớ lại mùa đông năm xưa rồi chạnh lòng nhớ đến Duyên, đứa em gái nhro đã mất khi nhìn “bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm”.
- Sơn là cậu bé rất hồn nhiên, yêu đời, không kiêu kỳ, khinh khỉnh, biết quý trọng tình bạn. Bởi thế, chỉ nhìn thấy chị em Sơn từ đằng xa là lũ trẻ nghèo cùng xóm đã “lộ vẻ vui mừng”. Tuy nhiên, lũ trẻ vẫn giữ khoảng cách với chị em Sơn nhưng chị em Sơn vẫn chơi thân mật, vui vẻ với chúng. Điều đó, đã giúp lũ trẻ xóa bớt mặc cảm.
- Sơn còn là đứa trẻ có tâm hồn nhạy cảm, chất chứa tấm lòng thương ngườiL
+ Sơn xót xa trong lòng khi nhìn thấy các bạn mặc ái rách “môi chúng tím lại và qua những chỗ áo rách da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến, chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.
+ Sơn đã động lòng, bàn với chị và quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Hành động cho áo không phải là hành động của kẻ ban ơn, bố thí mà xuất phát từ lòng cảm thông, yêu thương chân thành.
+ Trong thời gian chờ đợi chị Lan về nhà lấy áo, Sơn đứng lặng yên, nhưng trong lòng Sơn vẫn ấm áp
- Việc làm tốt đẹp, đầy ý nghĩa của Sơn đã có những tác động tích cực đến người lớn. Mẹ của Sơn và mẹ của Hiên có cách ứng xử rất khéo léo, tế nhị:
+ Mẹ của Hiên đã mang áo trả lại cho mẹ của Sơn. Bà là người giàu lòng tự trọng
+ Mẹ của Sơn sẵn lòng giúp đỡ mẹ của Hiên trong cử chỉ ấm áp, chân thành mà gẫn giữ được kỷ vật thiêng liêng của gia đình.
3. Kết bài: Đánh giá, cảm nhận chugn về nhân vật Sơn.
- Tóm lại, Sơn là cậu bé nhạy cảm, ngoan ngoãn, hồn nhiên, yêu đời, chan hòa và giàu ân tình với bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ.
- Nhân vật Sơn có những phẩm chất và hành động rất đáng quý trọng, cảm phục, nên học tập đối với mỗi học sinh
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 8 timdapan.com"