Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

CẢNH NHÀ SAU KHI CHA TÔI MẤT

(Trích hồi kí - Nguyễn Hiến Lê)

[...] Cha tôi mất là bắt đầu thời suy của gia đình tôi. Mẹ tôi buồn khổ nhưng không than thở, không thất vọng, âm thầm chống với nghịch cảnh. Người lại đi bán hàng, tôi lại đi học, không có gì thay đổi, chỉ khác có thêm bàn thờ của cha tôi và dải khăn số trên đầu mẹ tôi.

Trước kia mọi việc trong nhà như cúng giỗ, giao thiệp với họ hàng bên nội bên ngoại, thu tiền nhà, cha tôi lo hết; nay mẹ tôi phải đảm đương lấy, bà ngoại tôi đi chợ nấu cơm, giặt giũ, săn sóc bốn anh em tôi, mà em út tôi lúc đó chắc mới thôi bú.

Người ra đi từ mờ đất, mùa đông cũng như mùa hè, ngày mưa cũng như ngày nắng, ra bến sông ở gần Cầu Đất cách nhà tôi độ một cây số, đón ghe để mua trái cây: dưa hấu, dứa, bưởi, mía... tùy mùa, rồi thuê xe kéo chở về chợ Đồng Xuân, chia lại cho bạn hàng để lấy chút huê hồng, còn thì bán buôn cho những người ở những chợ nhỏ, cũng bán lẻ nữa.

Bốn giờ chiều tan chợ, người nghỉ bán, đi đòi tiền bạn hàng thiếu, tối mới về tới nhà, lâu lâu đội về một thúng gạo. Có hồi đội về một thúng lạc để bóc vỏ thuê cho người ta: cả nhà ăn cơm xong, xúm lại bóc độ một giờ là xong, tiền công không biết được bao nhiêu, lợi là vỏ lạc về mình để đun bếp, đỡ mua củi. Mùa hè, anh em chúng tôi đi lượm những quả bàng chín, rụng về phơi khô, bửa hột ra, lấy nhân ăn bùi, béo hơn lạc, còn cùi cũng để dun bếp; cuối thu, lá bàng rụng chúng tôi lượm về từng thúng. Khi bà cháu, anh em làm chung thì chỉ thấy vui và thương yêu nhau chứ không thấy khổ

Nhà tôi ở Long Xuyên hiện nay, trước cửa có một cây ninh cao 15, 16 thước, thân lớn hai ôm, cử tới đầu xuân là thay lá: ban đêm tôi nằm nghe thấy lá rụng ào ào, sáng dậy sân và đường đã đầy những lá đen, và một cô giáo với hai đứa con bảy tám tuổi, đã tới từ hồi nào để quét và hốt dồn vào những cái bao ni lông lớn. Cô giáo cột vào xe đạp chở về. Có khi mẹ bận, hai đứa nhỏ phải đội những bao đó đi bộ về nhà. Chúng thật dễ thương, có trái cây hay một miếng bánh tráng chúng cũng chia nhau: con chị cắn trước rồi chìa cho tháng em, em cắn một miếng rồi đưa lại cho chị. Nhìn họ tôi vui được sống lại tuổi thơ. Thì ra thời này củi quế gạo châu như 60 năm trước. Lượm lá cây như vậy mỗi ngày đỡ được hai đồng bạc củi, mà lương giáo viên được 60 đồng mỗi tháng. Nhưng chỉ được nửa tháng, trút hết lá, cây nính lại mơn mởn dưới ánh nắng ban mai, lại phải đợi dầu xuân năm sau mới được cái vui quét lá.

Chúng tôi phải tiết kiệm, rút mọi chi tiêu xuống mức tối thiểu. Anh em tôi không được ăn kẹo tây nữa, không được dắt đi chơi, đi xem hát, không có áo mới; bà tôi nhịn ăn trầu. Nhưng còn may là không phải ăn độn, và mỗi sáng đi học tôi còn được một xu hay một trinh (nửa xu) để mua một củ khoai lang tròn, lớn bằng nắm tay, hoặc một khúc sẵn (khoai mì) dài non một gang tay, nhiều bột, bở, trắng tinh, ngon hơn khoai và sắn ngày nay nhiều.

Mẹ tôi cũng lo việc học cho chúng tôi, có ai đâu để nhờ cậy? Tôi còn nhớ buổi trưa hôm đó, không rõ là ngày thất tuần hay trăm ngày của cha tôi, mẹ tôi bưng một cái quả (thứ tráp lớn, tròn) đựng xôi và thịt quay, cùng với tôi ngồi xe lại nhà thầy giáo tôi ở trên một gác nhỏ, khu hàng Bún để biếu thầy, và kể tình cảnh mẹ góa con côi của chúng tôi, nhờ thầy săn sóc sự học của tôi.

Người lại tìm thầy dạy vần Quốc ngữ và vần Tây cho em trai tôi để sau xin cho nó vào học lớp Năm cũng trường Yên Phụ. Hơn nữa, người còn cho tôi, con trưởng, thỉnh thoảng có dịp nào tiện thì về thăm quê nội ở Phương Khê. Lần đầu tôi theo một người anh họ, đi tàu thủy từ Hà Nội lên Sơn Tây, rồi từ Sơn Tây đi xe kéo về làng; lần thứ nhì chúng tôi đi xe kéo suốt từ Hà Nội về phủ Quảng Oai, rồi đi bộ về làng. Sau khi đoạn tang chồng, mẹ tôi nhân dịp Tết, người lại đưa tôi và em út tôi về Phương Khê nữa. Như vậy là phải nghỉ bán hàng sáu ngày vì đi đường mất hai ngày, về mất hai ngày rồi.

Tết nào không về được thì người gởi biểu bác Hai tôi trái cây, đồ nấu, hương thơm, trà mứt để cúng tổ tiên, y như hồi cha tôi còn sống, không thay đổi gì cả. Trên bàn thờ cha tôi thì tết nào cũng có hai giò thủy tiên đặt trong hai cái cốc quý bằng thủy tinh như trước chỉ khác thủy tiên không đẹp bằng vì mua ở chợ chiều 30 tết cho rẻ.

Ngày nay nhớ lại đời sống và ngôn hành của người, tôi thấy người không kém bà Tú Xương. Bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.”

Thì mẹ tôi cũng quanh năm mua ở ven sông, bán ở chợ, và cũng nuôi đủ bốn con - có khi thêm một đứa cháu ở bên chồng nữa - với một mẹ già.

Việc gì người tính toán cũng kín đáo và chu tất, xử sự ngay thẳng và đàng hoàng. Tôi nghiệm thấy phụ nữ người nào từ dung mạo tới tính tình, có nhiều nam tính hơn nữ tính thì hầu hết đảm đang, gây dựng nổi cơ đồ, nhưng đời thường vất vả. Mẹ tôi thuộc hạng người đó. Thật là một phúc lớn cho chúng tôi và cả cho gia đình bên nội tôi nữa. Nếu người tái giá thì chắc anh em chúng tôi phải li tán, kẻ về Sơn Tây ở với ông bác, kẻ đi ở nhờ một bà dì, nếu không thì cũng phải sống tủi nhục với người chồng sau của mẹ; cả trong hai trường hợp đó, chúng tôi đều không học hành được gì, may lắm là biết đọc, biết viết rồi kiếm nghề để mưu sinh. Nhưng dù người không tái giá mà không có bà ngoại tôi thì chúng tôi cũng không nên người được. Công của bà rất lớn. [...]

(https://goeco.link/jbEgr)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Căn cứ nào để xác định điều đó ?

A. Du kí, vì kể về chuyến đi về quê mất 2 ngày.

B. Truyện ngắn, vì kể về những biến cố trong gia đình.

C. Hồi kí, vì tác giả kể những việc xảy ra trong quá khứ của gia đình mình.

D. Văn biểu cảm, vì bộc lộ cảm xúc về mẹ mình.

Câu 2. Người kể chuyện xưng “tôi” có phải là tác giả không? Vì sao?

A. “Tôi” không phải là tác giả. Vì tác giả là người trưởng thành.

B. “Tôi” là tác giả. Vì tác giả đang kể về chuyện nhà mình.

C. “Tôi” chính là tác giả.Vì “tôi” đang kể về những điều mình đã trải qua.

D. “Tôi” chính là tác giả. Vì hồi kí là kể lại chuyện mình đã trải qua.

Câu 3. Các sự việc được kể diễn ra vào quãng thời gian nào trong cuộc đời của tác giả?

A. Khi tác giả đã trưởng thành.

B. Khi tác giả còn nhỏ, đang đi học.

C. Khi tác giả đã đi học xa.

D. Khi tác giả đã đi công tác.

Câu 4. Hình ảnh người mẹ trong văn bản thuộc chân dung nào sau đây?

A. Chân dung tỉnh thần.

B. Chân dung được khắc hoạ.

C. Chân dung tự hoạ.

D. Chân dung vừa tự hoạ, vừa được khắc hoạ.

Câu 5. Hình ảnh người mẹ trong văn bản là người như thế nào

A. Người mẹ mạnh mẽ, chống chọi với nghịch cảnh, đảm đang, tháo vát.

B. Người mẹ hiền lành, nhưng đảm đang tháo vát.

C. Người mẹ cứng rắn, cương trực, nhưng yêu con.

D. Người mẹ nhút nhát nhưng tần tảo, hay lam hay làm.

Câu 6. Việc “Nhờ thầy săn sóc sự học của tôi...Người lại tìm thầy dạy vẫn Quốc ngữ và vận Tây cho em trai tôi” chứng tỏ điều gì ở người mẹ

A. Rất trọng người thầy.

B. Thích nói chuyện học hành.

C. Quan tâm, coi trọng việc học hành của con.

D. Làm theo lời của người chồng đã khuất.

Câu 7. Câu sau cho thấy tác giả kết hợp sử dụng phương thức biểu đạt nào ở hồi kí?

Tôi nghiệm thấy phụ nữ người nào từ dung mạo tới tính tình, có nhiều nam tính hơn nữ tính thì hầu hết đảm đang, gây dựng nổi cơ đồ, nhưng đời thường vất vả.

A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Nghị luận.

D. Tự sự.

Câu 8. Vì sao tác giả luôn gọi mẹ mình là “người”?

A. Vì 2 mẹ con rất xa cách.

B. Vì kính trọng và yêu thương mẹ.

C. Vì mẹ rất nghiêng khắc.

D. Vì mẹ rất lạnh lùng.

Câu 9. Tác giả đã học được những điều gì từ việc quan sát cuộc sống gia đình, xã hội? Em có thói quen quan sát cuộc sống quanh mình để rút ra nhận xét không? (1đ)

Câu 10. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

Mẹ tôi buồn khổ nhưng không than thở, không thất vọng, âm thầm chống với nghịch cảnh

a. “nghịch cảnh” trong câu trên được hiểu như thế nào?

b. Em đồng ý với nhận xét của tác giả về mẹ mình trong câu trên không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Câu 1: Quan sát các bức hình và đọc kĩ các dòng chữ trong đó để trả lời câu hỏi a,b (1đ)

a. Đặt tên cho 4 bức ảnh trên (0,5 đ)

b. Bức ảnh nào có nét tương đồng với tuổi thơ của tác giả trong văn bản ở phần đọc hiểu? Vì sao em cho là có nét tương đồng (làm rõ nét tương đồng ấy)? (0,5đ)

Câu 2: Hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của gia đình em (cùng nhau chia sẻ niềm vui/nỗi buồn, khó khăn trong cuộc sống). Yêu cầu: Chú ý chân dung nhân vật được khắc họa và chân dung tự họa về bản thân; thể hiện suy nghĩ đánh giá, cảm xúc của bản thân trên 2-3 sự việc hoặc đối tượng trong câu chuyện) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

B

A

C

C

B

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Căn cứ nào để xác định điều đó ?

A. Du kí, vì kể về chuyến đi về quê mất 2 ngày.

B. Truyện ngắn, vì kể về những biến cố trong gia đình.

C. Hồi kí, vì tác giả kể những việc xảy ra trong quá khứ của gia đình mình.

D. Văn biểu cảm, vì bộc lộ cảm xúc về mẹ mình.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Đối chiếu với đặc điểm thể loại đã học

Lời giải chi tiết:

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì tác giả kể những việc xảy ra trong quá khứ của gia đình mình

→ Đáp án C

Câu 2. Người kể chuyện xưng “tôi” có phải là tác giả không? Vì sao?

A. “Tôi” không phải là tác giả. Vì tác giả là người trưởng thành.

B. “Tôi” là tác giả. Vì tác giả đang kể về chuyện nhà mình.

C. “Tôi” chính là tác giả.Vì “tôi” đang kể về những điều mình đã trải qua.

D. “Tôi” chính là tác giả. Vì hồi kí là kể lại chuyện mình đã trải qua.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại đặc điểm của thể loại kí

Lời giải chi tiết:

“Tôi” chính là tác giả. Vì hồi kí là kể lại chuyện mình đã trải qua.

→ Đáp án D

Câu 3. Các sự việc được kể diễn ra vào quãng thời gian nào trong cuộc đời của tác giả?

A. Khi tác giả đã trưởng thành.

B. Khi tác giả còn nhỏ, đang đi học.

C. Khi tác giả đã đi học xa.

D. Khi tác giả đã đi công tác.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Các sự việc được kể diễn ra vào quãng thời gian Khi tác giả còn nhỏ, đang đi học

→ Đáp án B

Câu 4. Hình ảnh người mẹ trong văn bản thuộc chân dung nào sau đây?

A. Chân dung tỉnh thần.

B. Chân dung được khắc hoạ.

C. Chân dung tự hoạ.

D. Chân dung vừa tự hoạ, vừa được khắc hoạ.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Hình ảnh người mẹ trong văn bản thuộc chân dung được khắc hoạ (qua lời kể của nhân vật tôi)

→ Đáp án B

Câu 5. Hình ảnh người mẹ trong văn bản là người như thế nào?

A. Người mẹ mạnh mẽ, chống chọi với nghịch cảnh, đảm đang, tháo vát.

B. Người mẹ hiền lành, nhưng đảm đang tháo vát.

C. Người mẹ cứng rắn, cương trực, nhưng yêu con.

D. Người mẹ nhút nhát nhưng tần tảo, hay lam hay làm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý các chi tiết nói về người mẹ

Lời giải chi tiết:

Người mẹ trong văn bản hiện lên là người mẹ mạnh mẽ, chống chọi với nghịch cảnh, đảm đang, tháo vát

→ Đáp án A

Câu 6. Việc “Nhờ thầy săn sóc sự học của tôi...Người lại tìm thầy dạy vẫn Quốc ngữ và vận Tây cho em trai tôi” chứng tỏ điều gì ở người mẹ

A. Rất trọng người thầy.

B. Thích nói chuyện học hành.

C. Quan tâm, coi trọng việc học hành của con.

D. Làm theo lời của người chồng đã khuất.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và toàn văn bản

Lời giải chi tiết:

Việc “Nhờ thầy săn sóc sự học của tôi...Người lại tìm thầy dạy vẫn Quốc ngữ và vận Tây cho em trai tôi” chứng tỏ người mẹ là người quan tâm, coi trọng việc học hành của con.

→ Đáp án C

Câu 7. Câu sau cho thấy tác giả kết hợp sử dụng phương thức biểu đạt nào ở hồi kí?

Tôi nghiệm thấy phụ nữ người nào từ dung mạo tới tính tình, có nhiều nam tính hơn nữ tính thì hầu hết đảm đang, gây dựng nổi cơ đồ, nhưng đời thường vất vả.

A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Nghị luận.

D. Tự sự.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Câu trên cho thấy tác giả kết hợp giữa phương thức tự sự và phương thức biểu đạt nghị luận

→ Đáp án C

Câu 8. Vì sao tác giả luôn gọi mẹ mình là “người”?

A. Vì 2 mẹ con rất xa cách.

B. Vì kính trọng và yêu thương mẹ.

C. Vì mẹ rất nghiêng khắc.

D. Vì mẹ rất lạnh lùng.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Nêu cảm nhận của bản thân

Lời giải chi tiết

Tác giả luôn gọi mẹ mình là “người” vì lòng kính trọng và yêu thương mẹ

→ Đáp án B

Câu 9. Tác giả đã học được những điều gì từ việc quan sát cuộc sống gia đình, xã hội? Em có thói quen quan sát cuộc sống quanh mình để rút ra nhận xét không? (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và liệt kê những điều tác giả đã học được

Nêu trải nghiệm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã học được:

+ Nghị lực sống từ người mẹ của mình: âm thầm làm việc, đối mặt, không kêu ca,…

+ Thái độ sống: chia sẻ, yêu thương nhau từ câu chuyện của mẹ con cô giáo)

- Em có thói quen quan sát: Học sinh tự làm (trả lời thành thật, chân thành,…)

Câu 10. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

Mẹ tôi buồn khổ nhưng không than thở, không thất vọng, âm thầm chống với nghịch cảnh

a. “nghịch cảnh” trong câu trên được hiểu như thế nào?

b. Em đồng ý với nhận xét của tác giả về mẹ mình trong câu trên không? Vì sao?

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ văn bản và yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a. Nghịch cảnh là những khó khăn, thử thách và là điều không may mắn, không suôn sẻ trong cuộc sống của mỗi một con người. Đó là những trắc trở, rủi ro mà chúng ta không hề mong muốn như: Xung đột, chiến tranh, bệnh tật,…

b. Học sinh tự trả lời (căn cứ vào các việc làm kiếm sống, dành cho con, gia đình nhà chồng và thái độ sống của người mẹ trong văn bản)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Câu 1: Quan sát các bức hình và đọc kĩ các dòng chữ trong đó để trả lời câu hỏi a,b (1đ)

a. Đặt tên cho 4 bức ảnh trên (0,5 đ)

b. Bức ảnh nào có nét tương đồng với tuổi thơ của tác giả trong văn bản ở phần đọc hiểu? Vì sao em cho là có nét tương đồng (làm rõ nét tương đồng ấy)? (0,5đ)

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ 2 bức hình và đọc kĩ câu hỏi để trả lời

Lời giải chi tiết:

a. Học sinh tự đặt tên bức tranh theo ý mình (cần bám sát hình ảnh, ý nghĩa của sự việc)

- Tham khảo gợi ý:

+ Bức 1: Tình bạn và sắc đỏ

+ Bức 2: Bán dưa giúp mẹ

+ Bức 3: Con trai, mẹ và cơn mưa

+ Bức 4: Kéo xe

b. Bức ảnh có nét tương đồng với tuổi thơ của tác giả: bức 2,4

- Nét tương đồng: tuổi nhỏ lao động giúp cha mẹ vượt qua khó khăn của cuộc sống

Câu 2: Hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của gia đình em (cùng nhau chia sẻ niềm vui/nỗi buồn, khó khăn trong cuộc sống). Yêu cầu: Chú ý chân dung nhân vật được khắc họa và chân dung tự họa về bản thân; thể hiện suy nghĩ đánh giá, cảm xúc của bản thân trên 2-3 sự việc hoặc đối tượng trong câu chuyện) (3đ)

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

 

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu câu chuyện (trực tiếp / gián tiếp)
- Ấn tượng của người kể qua đánh giá hoặc cảm xúc

Thân bài

2,5

Gồm chuỗi sự việc được kể từ ngôi thứ nhất (từ 3 sự việc trở lên có mở đầu, diễn biến và kết thúc)

- Sau hoặc trước mỗi sự việc có cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét của người kể

- Chú ý khắc họa rõ nét 2-3 chân dung nhân vật (người được kể và bản thân người kể)

- Biết kết hợp phương thức biểu đạt nghị luận với tự sự, miêu tả để tái hiện những sự việc đã qua; bộc lộ cảm xúc của người kể trước từng sự việc

 

Kết bài

0,5

- Nhận xét, đánh giá về sự việc, con người trong câu chuyện

- Thể hiện rõ cảm xúc của cá nhân: vai trò của sự việc trong quá khứ đối với bản thân ở hiện tại

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (tự sự)

- Kết hợp linh hoạt 3 phương thức biểu đạt đã nêu trên trong văn bản tự sự