Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án


Đề 1

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai?

A. Phạm Văn Đồng

B. Nguyễn Tuân

C. Tố Hữu

D. Tô Hoài

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:

“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, […] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”

(Hang Én – Hà My)

A. Cảm nhận của tác giả về hang Én

B. Vẻ đẹp của hang Én

C. Hành trình vào hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Câu 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

 

Trong vô tăm tích tôi nghĩ

Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu

Trái cây chín đỏ

Từng giọt nước

Thanh sạch của tôi

 

triu…uýt…huýt… tu hìu…

 

Chẳng cần chim lại bay về

Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ

 

A. Con chào mào trong tự nhiên

B. Con chào mào trong ý nghĩa

C. Con chào mào trong tâm hồn

D. Con chào mào trong giấc mơ

Câu 4. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

- Thôi, con đi chơi.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

D. Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng

Câu 5. Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?

A. Cửa sổ

B. Cái cây

C. Cuốn sách

D. Chiếc lồng

Câu 6. Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Tố Hữu

C. Phạm Tiến Duật

D. Nguyễn Du

Câu 7. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

D. Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo

Câu 8. Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào?

A. Thạch Lam

B. Bùi Mạnh Nhị

C. Xuân Quỳnh

D. Mai Văn Phấn

Câu 9. Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến?

A. Tạo sự tự tin cho người nói

B. Tạo tương tác người nói – người nghe

C. Giải đáp thắc mắc cho người nghe

D. Hỏi về những thông tin quan trọng

Câu 10. Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ?

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

C. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 11. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàn đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu…”

A. Bốn

B. Ba

C. Hai

D. Một

Câu 12. Sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là gì?

A. Đều có phát âm giống nhau

B. Đều có số tiếng không giới hạn

C. Đều dùng để chỉ người

D. Đều là các từ có nghĩa

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2. Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.


Đề 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ nào?

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng” còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, sóng, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.  


Đề 3

Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

 

Ngày xưa ta đi học 

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

Bản đồ mới tường vôi cũng mới 

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ 

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. 

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu 

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

 

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ 

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ 

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận 

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau

Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2. Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đẹp trên quê hương em vào buổi sáng mùa xuân

Câu 3. Hãy nêu một vài tác phẩm viết về một địa danh mà em đã được học.


Đề 4

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

 

… Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con…

(Nói với con, Y Phương)

 

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thất lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ đơn?

A. Sông

B. Suối

C. Thác

D. Da thịt

Câu 3. Từ “nghèo đói” là tính từ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ trên đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ

B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

C. So sánh, liệt kê, ẩn dụ

D. Điệp ngữ, nhân hóa, liệt kê

Câu 5. Tìm điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 6. Chỉ ra thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ

Câu 7. Người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Theo em cảm nhận, vì sao người cha trong đoạn thơ lại muốn con:

 

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc

 

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến.

Câu 2. Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.


Đề 5

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá, ... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!” 

(Trích Hang Én, Hà My, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021) 

Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào?

A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én. 

B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én. 

C. Cuộc sống của chim én trong hang.

D. Sự sống của con người và én trong hang. 

Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì? 

A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác. 

B. Loài én cũng có đời sống như con người. 

C. Hãy trân trọng cuộc đời của loài chim én. 

D. Loài én cũng cần sự tự do trong cuộc đời của mình.

Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá, …” có tác dụng gì? 

A. Giúp người đọc hình dung được cảnh sinh sống của loài én. 

B. Tái hiện sinh động cuộc sống tấp nập của gia đình loài én. 

C. Thể hiện khả năng dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả.

D. Cả 3 phương án A, B và C. 

Câu 4. Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở con người? 

A. Sự hiểu biết về loài én 

B. Giúp tinh thần sảng khoái 

C. Tinh thần trách nhiệm với công việc hằng ngày

D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống

Câu 5 (1.0 điểm): Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó. 

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (5.0 điểm): Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi của mình.


Đề 6

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ...

(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Mẹ Dẻ Gai

B. Một cây dẻ trong rừng già

C. Một nhân vật trong câu chuyện

D. Nhân vật “tôi” - đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai

2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?

A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em

B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em

C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già

D. Những hạt dẻ gai trong rừng già

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ."?

A. Ẩn dụ

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. So sánh

4. Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp?

A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn.

B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù ấm áp.

C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến.

D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.

Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhân vật “tôi” thể hiện được những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện đồng thoại?

2. Hãy tìm ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi”.

3. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm cụm danh từ trong những câu văn sau:

a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

Câu 2 (4 điểm): Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam.


Đề 7

Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

“Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí…”

(Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 6 Tập 1, NXBGD, Hà Nội 2021)

Câu 1: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Thạch Lam

C. Tạ Duy Anh

D. Mai Văn Phấn

Câu 2: “Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí …” thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan?

A. Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Cao thượng, muốn ban phát sự giúp đỡ cho người khác

C. Thích khoe khoang, tỏ ra là nhà mình giàu có.

D. Chẳng thể hiện tính cách gì vì hai nhân vật đang còn rất nhỏ.

Câu 3: Trong câu: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.” sử dụng mấy cụm tính từ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Thông qua suy nghĩ của Sơn, em có thể hình dung ra điều gì về cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Họ có một cuộc sống đầy đủ

B. Họ có cuộc sống tạm ổn.

C. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc.

D. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Theo em việc Lan và Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? vì sao?

Câu 2 (1 điểm): Sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ được thể hiện rõ qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Em hãy tìm 2 câu ca dao hoặc tục ngữ viết về chủ đề trên?

Câu 3 (5 điểm): Từ truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống


Đề 8

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản biểu cảm

C. Văn bản miêu tả

D. Văn bản thông tin

2. Dòng nào sau đây là nhan đề của văn bản?

A. Ngày gia đình Việt Nam 28/6

B. Theo https://infographics.vn/, ngày 28/6/2021

C. Cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình

D. Không có nhan đề

3. Theo văn bản, có mấy cách giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình?

A. 1 cách

B. 3 cách

C. 5 cách

D. 7 cách

4. Từ nào sau đây khác loại với các từ còn lại?

A. Ngôn ngữ

B. Giao tiếp

C. Nói chuyện

D. Thế giới

Câu 2. Theo tác giả, khoảng cách thế hệ trong các gia đình hiện nay như thế nào?

Câu 3. Những lời khuyên mà tác giả văn bản đưa ra, theo em, dành cho đối tượng nào?

Câu 4. Với bản thân em, em có thể làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình? (Viết khoảng 5 dòng)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)

Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam, SGK Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức).


Đề 9

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Câu 2. “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Tạ Duy Anh

C. Nguyễn Du

D. Phạm Tiến Duật

Câu 3. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về?

A. Cảnh quan

B. Lịch sử

C. Văn học

D. Người nổi tiếng

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Mê Kông quặn đẻ

Chín nhánh sông vàng

A. Ẩn dụ và so sánh

B. Liệt kê và nhân hóa

C. So sánh và hoán dụ

D. Nhân hóa và ẩn dụ

Câu 5. Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì?

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quna trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. B và C đúng

Câu 7. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to

“Chuyện loài người” trước nhất.

A. Sự ra đời của xã hội

B. Sự ra đời của thiên nhiên

C. Sự ra đời của gia đình

D. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai

Câu 8. Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ

B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

C. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ

D. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ

Câu 9. Văn bản Hang Én thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Câu 10. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:

Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…”

(Hang Én – Hà My)

A. Vẻ đẹp của hang Én

B. Hành trình vào hang Én

C. Cảm nhận của tác giả về hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Câu 11. Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

A. Đối thoại

B. Độc thoại

C. Độc thoại nội tâm

D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 12. Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

A. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

B. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

d. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già

Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.


Đề 10

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình được hiểu như thế nào?

A. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề nào đó trong gia đình

B. Chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề xã hội với gia đình

C. Lắng nghe những chia sẻ của gia đình, người thân với bản thân

D. Chia sẻ những vấn đề tích cực trong gia đình

Câu 2. Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 3. Loài cây nào được nhắc đến trong câu thơ đầu của Chùm ca dao về quê hương, đất nước?

A. Tre

B. Mai

C. Trúc

D. Đào

Câu 4. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?

A. Bám sát dàn ý để viết đoạn

B. Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức

C. Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Đại từ là gì?

A. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với?

A. Mặt trăng

B. Mây mờ

C. Thác nước

D. Rừng nguyên sinh

Câu 7. Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, cậu học trò nhỏ đã không có cảm xúc nào khi được tiếp xúc với những kiến thức, bài vở mới?

A. Hứng thú

B. Đau khổ

C. Tim đập nhanh

D. Xúc động

Câu 8. Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Truyện dài

C. Tiểu thuyết

D. Tùy bút

Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không nói về tình cảm quê hương, đất nước?

A. Chuyện cổ nước mình

B. Cô bé bán diêm

C. Cây tre Việt Nam

D. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà…

Câu 10. Bài ca dao thứ hai của Chùm ca dao về quê hương, đất nước nói đến thiên nhiên vùng đất nào?

A. Huế

B. Ninh Bình

C. Thăng Long

D. Lạng Sơn

Câu 11. Chủ đề nào dưới đây không phù hợp với bài nói trình bày ý kiến về vấn đề trong gia đình?

A. Sự tôn trọng sở thích và mong muốn của tùng người trong gia đình

B. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

C. Lớp học là mái nhà thứ hai của em

D. Vấn nạn bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay

Câu 12. Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

A. Một người bạn thân của em

B. Cảnh chợ cá bên bờ biển

C. Ngày tết trung thu ở quê em

D. Cảnh thu hoạch lúa

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.