Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 10


Đề bài

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 “Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào, thể hiện ở dạng gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó. (1,0 điểm)

Câu 2: Văn bản trên diễn tả tâm sự gì của tác giả? (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng. (1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa

Câu 2: (5.0 điểm) “Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người anh hùng thời Trần”.

Qua phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

- Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ); thể hiện ở dạng viết

- Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân. 

Câu 3:

*Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học

*Cách giải:

Các biện pháp tu từ được sử dụng là:

- Câu hỏi tu từ: Ai lại không tha thiết với mùa xuân, Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?

 - Phép điệp ngữ: Ai lại không…

Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng , sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người. 

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

*Cách giải:

     • Nêu vấn đề

     • Giải thích vấn đề

- Sống là một hành trình mà mỗi con người đều trải qua.

- Tuổi thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp của mỗi con người, đó chính là tuổi trẻ.

⟹ Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa là sống hết mình, cháy hết mình ở quãng đời tuổi trẻ.

     • Phân tích, bàn luận vấn đề

- Sống thế nào để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

+ Sống một cách đầy nhiệt huyết, luôn khao khát theo đuổi những giá trị/ những ước mơ chính đáng mà mình mong muốn

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

+ Biết tạo dựng cho mình một cuộc đời ý nghĩa và sống đẹp

- Nếu không sống một tuổi thanh xuân có ý nghĩa thì sao?

+ Bản thân sẽ bỏ qua những cơ hội phát triển

+ Khi năm tháng qua đi sẽ phải tiếc nuối vì mình đã sống hoài, sống phí

     • Liên hệ bản thân

Em đã làm gì để tuổi thanh xuân của mình trở nên ý nghĩa hơn?

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

     • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến

- Phạm Ngũ Lão là danh tướng nổi tiếng đời Trần. Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn võ toàn tài.

- Tỏ lòng là một trong những thi phẩm xuất sắc của ông.

- Bàn về bài thơ, có ý kiến cho rằng: “Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người anh hùng thời Trần”

     • Phân tích bài thơ

1.Vẻ đẹp hào hùng của con người và quân đội thời Trần.

a. Hình tượng con người

- Dựng lên bối cảnh thời gian và không gian làm phông nền để làm nổi bật hình ảnh con người

+ Không gian: “Giang sơn” (sông núi)

⟶ Mở ra không gian bao la, lớn rộng, không gian của cả quốc gia, dân tộc.

+ Thời gian: “kháp kỉ thu” (đã mấy thu)

⟶ Mở ra khoảng thời gian dài lâu và bền vững.

-Hình ảnh con người hiện lên nổi bật với tư thế “hoành sóc” (cầm ngang ngọn giáo) để trấn giữ non sông đã mấy thu rồi.

Dường như chiều dài ngọn giáo ngang tầm non sông, đất nước.

⟹ Con người mang tầm vóc vũ trụ, sáng ngang với vũ trụ.

⟹ Con người hiên ngang, kiên cường, bền bỉ trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, trấn giữ đất nước.

b. Hình tượng quân đội

- Tam quân: ba quân

+ Cách tổ chức quân đội thời xưa: toàn quân (tiền quân, trung quân, hậu quân)

+ Sức mạnh, sự đồng lòng của cả dân tộc, cả thời đại.

-Hình ảnh so sánh: mang đến hai cách hiểu:

+ Cách 1: ba quân mạnh như hổ báo, nuốt trôi trâu

+ Cách 2: ba quân mạnh như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời -> vừa có chất hiện thực vừa có chất lãng mạn.

⟹ Chúng ta có thể hiểu theo cả hai cách.

⟹ Sức mạnh thời Trần: Hào khí Đông A.

2. Vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách và lí tưởng của tác giả.

a. Chí lớn lập công danh

Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai.

- Nợ công danh:

+ Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời.

+ Xuất phát từ tinh thần của thời đại.

⟹ Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời).

Quan niệm này được nhắc đến nhiều lần trong thơ ca xưa nay:

- Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên

- Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng

Khi chí làm trai không rõ ràng sẽ có những câu ca phê phán

- Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng

- Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ lông con mèo

Trong thơ của các nhà thơ trung đại cũng nói đến chí làm trai

- Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bến bể

- Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

- Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc.

⟶ Tự mình phải nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân.

⟹ Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc.

⟹ Chính vì thế nó luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão

b. Nhân cách lớn lao:

Thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu

- Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục.

⟶ Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão.

+ Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm.

+ Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc.

⟹ Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước.

Tổng kết