Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 11
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.
Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
Câu 11. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến.
D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.
Câu 12. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.
C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.
D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.
Câu 13. Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.
D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
Câu 15. Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. kế hoạch sản xuất.
C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
Câu 17. Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 18. Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
A. ổn định và phát triển.
B. tương đối ổn định.
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Câu 19. Hội nghị Vec-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
Câu 20. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 21. Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 22. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 23. Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 24. Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 25. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Câu 26. Chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
B. Chế độ độc tài tư bản phản động.
C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít-le.
Câu 27. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 28. Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
A. Góp phần các nước phát xít, ngăn chăn nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, hai cực, hai phe.
C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2. Theo em Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TỰ LUẬN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
C |
B |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
C |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
C |
C |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
C |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
B |
A |
C |
C |
26 |
27 |
28 |
|
|
A |
B |
C |
|
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
* Với nước Nga:
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới…
- Tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…
Câu 2.
Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:
- Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.
- Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 11 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11 timdapan.com"