Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 11
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do:
A. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.
C. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa.
D. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Câu 2: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.
B. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
D. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
Câu 3: Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
A. Năm 1933. B. Năm 1931.
C. Năm 1934. D. Năm 1932.
Câu 4: Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:
A. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống
B. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.
C. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.
D. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 9133 nổ ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Đức. B. Mĩ.
C. Pháp. D. Anh.
Câu 6: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.
B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 7: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là
A. Đảng Xã hội dân chủ.
B. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 8: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
B. Bỏ chạy ra nước ngoài.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.
D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
Câu 9: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:
A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch toán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.
D. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.
Câu 10: Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Hội đồng giám sát.
B. Hội Quốc Liên.
C. Khối thị trường chung Châu Âu.
D. Liên Hiệp Quốc.
Câu 11: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941?
A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.
B. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.
C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.
D. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Câu 12: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hít-le là
A. thân thiện hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ.
B. kích động các nước Mĩ Latinh chống lại Mĩ.
C. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh.
D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 13: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Nga năm 1917 là:
A. Trung tâm Quân sự cách mạng.
B. Bộ Tổng tham mưu.
C. Uỷ ban Quân sự cách mạng.
D. Ủy ban hành chính cách mạng.
Câu 14: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?
A. Công nghiệp năng lượng.
B. Công nghiệp quân sự.
C. Công nghiệp chế tạo.
D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 15: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?
A. Năm 1922. B. Năm 1917.
C. Năm 1924. D. Năm 1920.
Câu 16: Tình hình chính trị phức tạp đã diễn ra ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai là?
A. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
B. Sự ra đời của Xô Viết đại biểu công-nông-binh.
C. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới.
D. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.
C. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.
D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 18: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là
A. Là cuộc cách mạng vô sản.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Là cuộc cách mạng tư sản.
Câu 19: Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
D. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Câu 20: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?
A. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.
B. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
C. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.
D. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.
Câu 21: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là
A. Cương lĩnh tháng tư.
B. Chính cương tháng tư.
C. Luận cương tháng tư.
D. Báo cáo chính trị tháng tư.
Câu 22: Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.
B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm.
C. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng.
D. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập.
Câu 23: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
D. Thể chế quân chủ lập hiến.
Câu 24: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
B. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Vì sao nước Nga phải chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga? Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam?
Câu 2: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | A | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | C | A | B | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | D | B | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | |
C | C | B | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1
- Sau cách mạng tháng Hai nước Nga song song tồn tại hai chính quyền song song.
- Nước Nga vẫn tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhât, nhân dân cực khổ,...
- Chính quyền vẫn chưa hoàn toàn thuộc về tay giai cấp vô sản; Quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về tay giai cấp tư sản, …
- Đảng Bôn sê vích quyết định chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN
* Ý nghĩa
- Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi tình hình đất nước.
+ Làm thay đổi số phận hàng triệu con người Nga.
+ Mở ra một kỷ nguyên mới: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
* Ảnh hưởng của CMXHCN tháng Mười Nga 1917 đến Việt Nam:
+ Thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới…
+ Năm 1920,Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin và tin theo Lê Nin và quyết định làm cách mạng như cách mạng tháng Mười, đó là con dường cách mạng vô sản…..
+ Kinh nghiệm cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
+ Học tập và làm theo cách mạng tháng Mười, Đảng ta xây dựng khối đoàn kết Công- Nông-Binh hình thành sức mạnh to lớn chống đế quốc, thực dân và chế độ phong kiến…
Câu 2:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản..., hàng chục triệu người thất nghiệp...Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, từ khủng hoảng kinh tế dẫn ấên khủng hoảng về chính trị
- Để đối phó:
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp: có nhiều thuộc địa đã tiến hành cải cách kinh tế....
+ Các nướcĐức, Ý, Nhật: không có, ít thuộc địa tiến hành phát xít hoá chính quyền, chạy đau vũ trang phát động chiến tranh thế giới
→ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 11 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11 timdapan.com"