Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 11


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các nước thực dân phương Tây hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?

A.  Đầu thế kỷ XIX. 

B. Giữa thế kỷ XIX.

C. Cuối thế kỷ XIX. 

D. Đầu thế kỷ XX.

Câu 2: Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi?

A. Mâu thuẫn giữa các nước thực dân   

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân

D. Mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân

Câu 3: Nói đến khu vực Mĩ Latinh là chỉ khu vực nào sau đây?

A. Toàn bộ châu Mĩ

B. Khu vực Bắc Mĩ và Trung Mĩ.

C. Khu vực Nam Mĩ và Trung Mĩ

D. Một phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ

Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. 

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

Câu 5: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là do

A.  chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Ra-ma V

B.  có sự giúp đỡ của Mĩ.

C.  có sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D.  cải cách chính trị của Ra-ma V.

Câu 6: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A.  Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu.

B.  Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

C.  Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

D.  Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

Câu 7: Năm 1823, Mĩ đã đưa ra học thuyết

A. Liên minh của các nước cộng hòa châu Mĩ. 

B. Châu Mĩ của người châu Mĩ.

C. Châu Mĩ của người Bắc Mĩ. 

D. Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô-la.

Câu 8: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A.  Để duy trì chế độ phong kiến.

B.  Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

C.  Để tiêu diệt Tướng quân.

D.  Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 9: Nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất (1898) bị thất bại là do

A.  phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ.

B.  vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến.

C.  bị Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến.

D.  không dựa vào lực lượng nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.

Câu 10: Nội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?

A. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.

B.  Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

C.  Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.

D.  Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.

Câu 11: Trước sự đe dọa xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?

A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh. 

B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.

C. Phát triển kinh tế trong nước.

D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.

Câu 12: Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là

A.  Chính phủ Đức và chính phủ Mĩ thương lượng để kết thúc chiến tranh.

B.  Cách mạng dân chủ tư sản Đức bùng nổ và giành thắng lợi.

C.  Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.

D.  Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Câu 13: Tháng 11-1917, sự kiện lịch sử lớn đã xảy ra ở Nga là

A.  Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.

B.  Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

C.  Nga kí với Đức Hòa ước Brét Litốp.

D.  Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức.

Câu 14: Các nước thực dân đã có chính sách gì đối với các nước Mĩ Latinh?

A.  Đầu tư xây dựng. 

B.  Xây dựng các căn cứ quân sự. 

C. Thiết lập chế độ thống trị phản động.

D. Khai thác tài nguyên.

Câu 15: Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ Latinh là của nước nào?

A. Mĩ                            B. Achentina

C. Ca-na-da                 D. Bra-xin

Câu 16: Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội nêu rõ mục tiêu là

A.  đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

B.  đánh đổ chế độ phong kiến.

C.  đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, chia ruộng đất cho nông dân.

D.  đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc, giành độc lập.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1(4 điểm): Phân tích nguyên nhân và nguyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

Câu 2 (2 điểm): Lê – nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga?

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
D C D C A B
7 8 9 10 11 12
B B D D B C
13 14 15 16    
A C A A    

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

*Nguyên nhân:

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt do sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.

⟹ Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX.

- Sự hình thành hai phe đối lập, ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh

+  Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

+ Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).

⟹ Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.

*Nguyên cớ:

Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).

Câu 2.

Lê – nin đóng vai trò quan trọng với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga:

- Lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga

- Chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời

- Soạn luận cương tháng 4: Cách mạng dân chủ tư sản chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Petrograt, lập chính phủ Xô-viết.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 11 tại TimDapAn.com