Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 11
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM):
Câu 1: Thời cận đại, đặc biệt là cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…
A. kém phát triển.
B. không phát triển.
C. lâm vào suy thoái.
D. rất phát triển.
Câu 2: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. có đồng minh hậu thuẫn.
C. cử người học tập nước ngoài.
D. cải cách, duy tân đất nước.
Câu 3: Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:
A. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.
C. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản.
Câu 4: Chính sách cải cách của Rama V có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Xiêm?
A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây.
B. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.
D. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua.
Câu 5: Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?
A. Cấp tiến, Ôn hòa.
B. Liên minh, Hiệp ước.
C. Đồng minh, Hiệp ước.
D. Liên minh, Phát xít.
Câu 6: Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?
A. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
B. Mở rộng ngoại giao.
C. Mở rộng lãnh thổ.
D. Giúp đỡ Mĩ Latinh.
Câu 7: Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản B. Vô sản
C. Tiểu tư sản D. Phong kiến
Câu 8: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?
A. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.
Câu 9: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng tư sản không triệt để.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 10: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ
A. bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được.
B. phụ thuộc vào các nước châu Âu.
C. có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
Câu 12: Để khôi phục kinh tế sau cách mạng tháng Mười, tháng 3/1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvich đã
A. ban hành Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến.
C. ban hành Chính sách kinh tế mới.
D. tiến hành cải cách chính phủ.
Câu 13: Hội nghị Véc-xai – Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
Câu 14: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Chiến tranh xâm lược thuộc địa.
B. Chiến tranh Đế quốc phi nghĩa.
C. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
D. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
Câu 15: Vai trò to lớn nhất của Tôn Trung Sơn đối với phong trào cách mạng ở Trung Quốc là
A. đưa cách mạng phát triển theo con đường vô sản.
B. đưa đất nước phát triển theo con đường tư sản.
C. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân tộc dân chủ.
D. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân chủ tư sản.
Câu 16: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
B. Đánh đuổi đế quốc xâm lược.
C. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, mở đường cho CNTB phát triển.
D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (3 điểm): Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918.
Câu 2 (2 điểm): Nêu nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
Câu 3 (1 điểm): Vì sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
A |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
C |
B |
B |
D |
16 |
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
a. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường, thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
b. Nguyên nhân trực tiếp
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).
2. Hậu quả của chiến tranh
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
Câu 2.
a. Nguyên nhân
- Trong những năm 1924 - 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 62, suy luận.
Cách giải:
Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
- Con đường thứ nhất: các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Con đường thứ hai: Các nước Mĩ, Anh, Pháp...vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-tơn.
⟹ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp >< một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933
b. Hậu quả
- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 11 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 11 timdapan.com"