Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7


Đề bài

Câu 1. (2 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.

Câu 2. (3 điểm)

Phân tích ý nghĩa từ “nhàn” trong câu thơ: Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn” (Bài ca Côn Sơn) của Nguyễn Trãi.

Câu 3. (5 điểm)

Phân tích tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích “Sau phút chia li” (Chinh phụ ngâm khúc).

Lời giải chi tiết

Câu 1. Bài thơ “Phò giá về kinh” được sáng tác lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

Câu 2. Muốn hiểu được ý nghĩa của từ nhàn, các em phải đặt nó vào bài thơ và hoàn cảnh sống của tác giả.

- “Nhàn” được hiểu theo nghĩa thứ nhất là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Nghĩa thứ hai được hiểu là tinh thần thoải mái, không lo âu, trăn trở. Chữ “nhàn” của Nguyễn Trãi dùng có thể hiểu nghiêng về nghĩa thứ hai vì như vậy ta có thể hiểu hết được cách nói đầy ngụ ý của tác giả.

- Về Côn Sơn ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi không phải là con nguừi vị kỉ, hưởng lạc cho riêng mình. Ông chỉ tìm cách thoát khỏi chốn “danh lợi, tiền bạc” làm cho con người, xã hội điên đảo. Ở ẩn cốt là để chờ cơ hội ra phò vua giúp đời bởi Nguyễn Trãi một con người suốt đời vì nước vì dân thì không thể sống “nhàn khi đất nước còn loạn lạc, nhân dân còn lầm than, sống ẩn dật nhưng luôn lo nghĩ đến thế sự, đến sự đời. Ta hiểu chữ “nhàn” của Nguyễn Trãi trong bài “Còn Sơn ca” là nhàn thân mà không nhàn tâm.

Câu 3:

- Tư tưởng nhân đạo của tác giả thể hiện qua tâm trạng của hình tượng trung tâm người chinh phụ. Vì sao người chinh phụ phải sống cô đơn, vì sao lại có cảnh vợ xa chồng, con xa cha, gia đình li tán? Điều này, tác giả không trực tiếp phản ánh trong tác phẩm. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội phong kiến (TK XVII), ta hiểu được là do chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh đã cướp đi tình yêu, hạnh phúc, khát vọng làm vợ, làm mẹ chính đáng của người phụ nữ. Nỗi sầu của người cỊìinh phụ cũng là lời bi ca tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

- “Chinh phụ ngâm khúc” vừa lên án những thế lực tàn bạo vùi dập số phận con người, vừa thể hiện tiếng nói cảm thông, bênh vực cho quyền sống của họ. Tác giả đề cao, trân trọng khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Không có chiến tranh sẽ không có cảnh chia li, xa cách. Không có chiến tranh sẽ không có đau thương mất mát, không có cảnh mẹ góa con côi. Và sẽ không có tiếng khóc đớn đau.

- Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến