Đề số 1 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. “Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không dược nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, dưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên”. Đây là một phần tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thơ nào?

A. Bạch Cư Dị.

B. Lý Bạch.

C. Đỗ Phủ.

D. Hạ Tri Chương.

Câu 2: Nhà thơ Đỗ Phủ có hiệu là gì?

A. Tử Mĩ.

B. Thiếu Lăng.

C. Tứ Minh

D. Hà Nam.

Câu 3: “Bài ca nhà tranh bị giỏ thu phả" (Mao ốc vị thu phong Ở phá ca) là bài thơ “kết hợp nhiều phương thức biểu đạt”. Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng.                    B. Sai.

Câu 4: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phả” của nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Căn nhà tranh bị gió thu phá nát, ướt, lạnh.

B. Con quậy phá, lo lắng về loạn lạc.

C. Lều nát, nhà dột, kẻ sĩ nghèo.

D. Nhà dột, ướt, rét, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.

Câu 5: Vì sao nhà thơ Lý Bạch được suy tôn là “thi tiên”?

A. Bởi vì thơ Lý Bạch thường viết về đề tài “cõi tiên”.

B. Bởi vì Lý Bạch là nhà thơ có phong cách phóng khoáng, lãng mạn.

C. Bởi vì phong cách nghệ thuật thơ Lý Bạch mang tính ước lệ, tượng trưng.

D. Bởi vì thơ Lý Bạch thường lấy cảm hứng từ khách tiên.

Câu 6: “ Tĩnh dạ tứ” là bài thơ chữ Hán theo thế thơ gì?

A. Cố thể - Ngũ ngôn.

B. Luật thể - Ngũ ngôn,

C. Phú thể - Thất ngôn.

D. Đường thể - Thất ngôn.

Câu 7: Cách hiểu nào sau đây không đúng với tâm trạng của tác giả trong câu thơ “Đêm dài ướt át sao cho trót"

A. Phản ánh nỗi cực khổ của Đỗ Phủ.

B. Phê phán thực trạng bế tắc của xã hội đương thời.

C. Mong muốn xã hội đối thay.

D. Mong muốn được sống xa hoa, đầy đủ.

Câu 8: Vì sao Đỗ Phủ ước có nhà cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ?

A. Vì nhiều kẻ sĩ nghèo có tài đức mà phải chịu nghèo khổ.

B. Vì xã hội đói khổ, không có công bằng.

C. Đỗ Phủ từng là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu nỗi khổ cực của họ.

D. Ý A và C.

2. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.

Lời giải chi tiết

1.TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm).

1

2

3

4

C

B

A

D

5

6

7

8

B

A

D

D

2.TỰ LUẬN

a/ Giá trị hiện thực của bài thơ là bức tranh về nỗi khốn khố của người nghèo trong hoạn nạn. Cảnh nhà bị gió thu phá được tác giả miêu tả qua những chi tiết chân thực, sống động:

“Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”.

- Hình ảnh ấy gợi sự tan tác tiêu điều, tâm trạng của tác gia hiện lên với nỗi lo, tiếc và bất lực.

- Bất lực trước cái nghèo, trước cảnh đám trẻ con tranh nhau cướp giật:

"Nỡ nhe trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre"

- Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống khốn khổ đáng thương của con người xã hội thời Đỗ Phủ sống. Tác giả vừa ấm ức vừa đau đớn khi nhận ra:

"Môi khô miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức!"

- Đỗ Phủ vừa nói lên nỗi cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình và cũng là cho những người nghèo như mình.

b/ Trái tim nhân đạo Đỗ Phủ không chỉ cảm thông chia sẻ với cảnh nghèo của bao kiếp người, mà còn mong ước đem lại niềm vui, hạnh phúc cho họ “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan” và “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Còn ta “Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt”. Nhà thơ có lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để nghĩ về nỗi cực khổ của đồng loại. Đó là ước vọng cao cả giàu tính nhân văn.

Tóm lại: Có thể nói “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” vừa mang giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến