Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề bài
Câu 1. (3 điếm)
Chép lại những câu thơ có từ “xanh” trong đoạn trích “Sau phút chia li”. Nểu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tá nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
Câu 2. (2 điếm)
Thơ xưa hay dùng: Tùng, cúc, trúc, mai để miếu tả vẻ đẹp của tlúến nhiển và củng để nói nhân cách của con người. Từ hìnli ảnh “trúc”, “thông” trong “Bài ca Côn Sơn” em hiểu gì về con người Nguyễn Trãi?
Câu 3: Bài thơ "Phò giá về kinh” là biểu tượng sáng ngời của hào khi Đông A trong thời đại nhà Trần, em có đồng ý với ỷ kiến trên không? Vì sao?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
- Những câu thơ có từ “xanh”
+ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
+ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
+ Ngàn dâu xanh ngắt một màu?
- Từ “ xanh” trong đoạn thơ chỉ về những sắc độ khác nhau:
+ “Xanh” chỉ màu xanh bình thường, “xanh xanh” chỉ màu xanh nhạt, “xanh ngắt” chỉ màu xanh đậm.
+ Hai lần dùng “xanh xanh” và “xanh ngắt” gợi màu xanh thăm thẳm, mênh mông. Không gian như được nới rộng ra. Như vậy tác giả mượn màu xanh để tô đậm nỗi buồn chia li của người chinh phụ. Thiên nhiên là phông nền của tâm trạng. Ngoại cảnh tác động nội tâm. Tác giả đã thành công ở nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Câu 2.
- Thơ xưa hay dùng bút pháp ước lệ như:
+ Nói cảnh hay dùng: Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
+ Nói vật hay dùng: Tùng, cúc, trúc, mai.
+ Nói động vật: Long, li, quy, phụng.
+ Nói người hay dùng: Ngư, tiều, canh, mục.
+ Nói nghề hay dùng: Sĩ, nông, công, thương.
- “Bài ca Côn Sơn” của Nguyền Trãi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Bài thơ được viêt khi ông từ quan về ở ẩn, không màng danh lợi, thoát khỏi chốn đố kị, bon chen, cốt là để giữ tâm hồn thanh cao, trong sáng. Hình ảnh “thông”, “trúc” được tác giả nhắc đến trong bài thơ không đơn thuần là vẻ đẹp Côn Sơn mà chính là nhân cách trung thực, thẳng thắn, liêm chính cưa ông. Nguyễn Trãi xứng đáng với danh hiệu là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng; suốt đời vì dân vì nước.
Câu 3:
Gợi ý:
- Trả lời câu hỏi này, các em phải hiểu được hào khí Đông A là gì?
- Hào khí Đông A được hiểu là tinh thần quyết chiến, quyết thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần Vậy có thể khẳng định bài thơ “Phò giá về kinh” là biểu tượng cho tinh thần hào khí Đông A.
- Hai câu đầu, hào khí chiến thắng vang lên với hai địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách của lịch sử “Chương Dương, Hàm Tử”. Hai địa danh ấy thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu và chiến thắng của quân dân ta. Hai địa danh ấy gợi nhắc những âm mưu xâm lược, bành trướng của các thế lực phương bắc và những thất bại thảm hại của chúng.
- Hai câu cuối thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với hạnh phúc của nhân dân, “Non nước ấy ngàn thu” thể hiện niềm tin về sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Bài thơ ca ngợi tinh thần chiến đấu, chiến thắng của dân tộc, còn là niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7 timdapan.com"