Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 12


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm)

Câu 1: Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lƣợc gì?

A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.

B. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

C. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.

D. Hòa với Pháp và Tưởng để giữ gìn chủ quyền.

Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt nam?

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam.

B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt nam.

C.  Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt nam.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3: Từ ngày 6/1/1930 – 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?

A. Pác Pó – Hà Quảng (Cao Bằng).

B. Cửu Long – Hương cảng (Trung Quốc)

C.  Quảng Châu (Trung Quốc)

D. Ma Cao (Trung quốc)

Câu 4: Từ năm 1920 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?

A. Pháp, Liên xô, Trung Quốc, Thái Lan

B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Pháp, Liên xô, Trung Quốc

D. Pháp, Liên Xô, Anh.

Câu 5: Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ.

A. Sự mềm dẻo trong việc phân hóa kẻ thù.

B. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.

C. Sự thỏa hiệp của Đảng ta và Chính phủ ta.

D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất đẩy chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Âm mưu của Pháp và Tưởng.

B. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

C.  Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

D. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.

Câu 7: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là?

A. Ngày 6/1/1946            B. Ngày 2/3/1946.

C.  Ngày 2/9/1945.          D. Ngày 8/9/1945.

Câu 8: Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử nào quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?

A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên xô.

B. Nguyễn Ái Quốc mới trở về Tổ quốc.

C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.

D. Quá trình thực hiện cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 9: Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

A. 1/5/1929                             B. 1/5/1930

C.  1/5/1931                            D. 1/5/1933

Câu 10: Đảng Cộng sản Việt nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

A. Tháng 11/1930           B. Tháng 5/1930

C.  Tháng 3/1930            D. Tháng 10/1930

Câu 11: Vào thời gian nào Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên xô – đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân đến?

A. Tháng 6/1924             B. Tháng 6/1923

C.  Tháng 12/1923          D. Tháng 6/1922.

Câu 12: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn 1939 – 1945 là

A. Bọn phản động thuộc địa và tay sai.

B. Bọn đế quốc và phát xít.

C. Bọn thực dân và phong kiến.

D. Bọn phát xít

Câu 13: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đã nhanh chóng thành công trong cả nước chỉ trong vòng 15 ngày. Đó là thời gian nào?

A. Từ ngày 15 đến ngày 29/8/1945

B. Từ ngày 16 đến ngày 30/8/1945

C.  Từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945

D. Từ ngày 13 đến ngày 27/8/1945

Câu 14: Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925?

A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác lê nin.

B. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Cách mạng Việt nam trở thành bộ phận cách mạng thế giới.

D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt nam.

Câu 15: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng? Lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp – có 36 người.

B. Do đồng chí Trường Chinh – có 34 người.

C.  Do đồng chí Phạm Hùng – có 35 người.

D. Do đồng chí Hoàng Sâm – có 34 người.

Câu 16: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

C. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam.

Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa (7/1920).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai (ngày 18/6/1919)

C. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên (tháng 6/1925).

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12/1920)

Câu 18: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?

A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.

B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

C. Vì Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta.

D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

Câu 19: Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta được tổ chức vào thời gian nào?

A. Ngày 2/3/1946 tại Hà Nội.

B. Ngày 1/6/1946 tại Hà Nội.

C. Ngày 12/11/1946 tại Tân Trào – Tuyên Quang.

D. Ngày 20/10/1946 tại Hà Nội.

Câu 20: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

B. Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách “khủng bố trắng” hòng dập tắt phong trào cách mạng.

C.  Ảnh hưởng của phong trào Cách mạng quốc tế đối với Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.

Câu 21: Vì sao ta kí với pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?

A. Lực lượng của ta còn yếu, tránh đụng độ với nhiều kẻ thù.

B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Câu A, B và C đều đúng.

Câu 22: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1930 là gì?

A. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

B. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

C. Thành lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên.

D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản việt nam.

Câu 23: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

A. Tháng 4/1929               B. Tháng 1/1929

C.  Tháng 3/1929              D. Tháng 2/1929

Câu 24: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Đầu tiên đên nước nào?

A. Ngày 5/6/1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Pháp.

B. Ngày 5/6/1911, tại Phan Thiết, đầu tiên Bác đến nước Pháp.

C. Ngày 5/6/1911, tại Nghệ An, đầu tiên Bác đến Trung Quốc.

D. Ngày 6/5/1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Trung Quốc.

Câu 25:Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là?

A. Tưởng                         B. Pháp

C.  Mỹ                              D. Nhật

Câu 26: Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nƣớc ta lần thứ hai vào ngày?

A. 15/9/1945.                    B. 23/1/1940.

C. 23/9/1945.                    D. 23/9/1946

Câu 27: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt nam?

A. Công nhân.                B. Nông dân.

C. Tiểu tư sản.                D. Tư sản dân tộc.

Câu 28: Nguyên nhân cơ bản quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc;

B. Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.

C. Có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.

D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.

B. TỰ LUẬN: (3.0 điểm)

Hãy nêu những biểu hiện và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Em có suy nghĩ gì đối với ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này?

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1

2

3

4

5

A

D

B

C

A

6

7

8

9

10

A

A

C

B

D

11

12

13

14

15

B

B

C

D

D

16

17

18

19

20

C

A

C

A

D

21

22

23

24

25

D

B

C

A

D

26

27

28

29

30

C

B

B

 

 

II. TỰ LUẬN:

1. Những biểu hiện và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (NB)

* Khái niệm:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

* Biểu hiện:

– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

– Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi của các công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.

– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.

– Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới – WB, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, Liên minh châu Âu – EU, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ – NAFA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…).

* Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:

Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.

– Về mặt tích cực, toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế…

Về mặt tiêu cực, toàn cầu hoá đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn (từ kinh tế, tài chính đến chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của mỗi quốc gia…

⟹ Như vậy toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử; vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

2. Suy nghĩ đối với ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này (VD)

- Thách thức do toàn cầu hoá mang lại cho các nước, như đã nói ở trên, có nhiều loại trong đó thách thức chính trị là quan trọng nhất. Việc toàn cầu hoá đang và sẽ thách thức sự độc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ quyền quốc gia là một hiện thực.

- Toàn cầu hoá đang đặt ra hàng loạt những thách thức hết sức khó khăn cho tất cả các nước. Đó chính là những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt.

- Có vượt qua được những thách thức đó, chúng ta mới có cơ hội phát triển nhanh hơn trong tương lai.

⟹ Vì vậy, "nắm bắt cơ hội: vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sông còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 12 tại TimDapAn.com

Bài giải tiếp theo
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12

Video liên quan