Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 12


Đề bài

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước nào sau đây không có mặt ở Hội nghị cấp cao Ianta (2-1945)?

A. Pháp.                       B. Mĩ.

C. Anh.                         D. Liên Xô

Câu 2: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945) là

A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

C. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Câu 3: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) dựa vào

A. những tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. tinh thần tự lực tự cường.

C. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

D. có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 4: Ý nghĩa sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957?

A. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 5: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.

A. 4, 2, 3, 1.                          B. 3, 2, 4, 1.

C. 3, 1, 2, 4.                          D. 3, 2, 1, 4.

Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ

A. đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

B. giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

C. cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

D. đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 7: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là

A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin.

B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.

C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.

Câu 8: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là

A. Lào.                               B. Mianma.

C. Campuchia.                   D. Đông Timo.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. do tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. do trình độ tập trung tư bản và sản xuất.

Câu 10: Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?

A. Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.

B. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

D. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 còn được gọi là gì?

Acách mạng khoa học – công nghệ.

B. cách mạng công nghiệp.

C. cách mạng xanh.

D. cách mạng chất xám.

Câu 12: Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Định ước Henxinki được kí kết năm 1975.

B. Các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công của Mĩ và Liên Xô được kí kết những năm 1970.

C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1975.

D. Nguyên thủ Mĩ và Liên Xô gặp nhau tại đảo Manta năm 1989.

Câu 13: Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gọi chung là

A. Tuyên ngôn của Đảng.

B. Luận cương chính trị của Đảng.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 

D. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng.

Câu 14: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là

A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

C. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

D. giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.

Câu 15: Đến 3-1938, Đảng đổi tên từ Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành mặt trận nào?

A. Mặt trận phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.

Câu 16: Các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là những

A. hội dân chủ.                 B. hội phản đế.

C. hội cứu quốc.                D. hội Liên Việt.

Câu 17: Từ cuối tháng 9-1940 đến tháng 3-1945, nhân dân ta sống duới ách thống trị của

A. Pháp và Mĩ.

B. Anh và Pháp.

C. Nhật và Pháp.

D. Trung Hoa Dân quốc và Pháp

Câu 18: Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được đưa ra trong văn kiện nào?

A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939.

B. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941.

C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14, 15-8-1945.

Câu 19: Tổ chức nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trung đội Cứu quốc quân I.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Việt Nam cứu quốc quân.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Câu 20: Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 21: Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói” diễn ra chủ yếu ở các tỉnh

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

D. Trung Kì và Nam Kì.

Câu 22: Ngày 14-9-1946 ta kí với Pháp bản Tạm ước nhường thêm cho chúng một số quyền lợi về

A. kinh tế, chính trị.

B. kinh tế, văn hóa.

C. kinh tế, chính trị, văn hóa.

D. kinh tế, tài chính.

Câu 23: Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào?

A. “Quỹ độc lập”.

B. “Ngày đồng tâm”.

C. “Tăng gia sản xuất”.

D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 24: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Trung Hoa Dân quốc.

B. phát xít Nhật.

C. Mĩ và thực dân Anh.

D. thực dân Pháp.

Câu 25: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.

C. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.

D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển nền kinh tế các nước Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Việt Nam học được gì từ sự phát triển đó?

Câu 2. Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập những tổ chức cách mạng nào?

Kể ra những vai trò lớn của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930 đối với cách mạng Việt Nam.

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1.A

2.D

3.B

4.A

5.D

6.A

7.A

8.C

9.A

10.B

11.A

12.D

13.C

14.A

15.B

16.C

17.C

18.C

19.D

20.C

21.C

22.B

23.A

24.D

25.A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1

*Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản:

- Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuât, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

* Bài học rút ra cho Việt Nam:

- Học hỏi và áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, học hỏi kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển.

- Nhà nước cần thực hiện chính sách hợp lí, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với những biến động của thế giới và tình hình trong nước.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Đặc biệt mở rộng nền kinh tế thị trường để có thể tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các nước.

Câu 2

*Những tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc sáng lập từ năm 1920 đến năm 1930:

- Năm 1921, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, báo Người cùng khổ (1922)

- Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925), ….

* Những vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920 – 1930 đối với cách mạng Việt Nam:

- Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản.

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập một Đảng duy nhất là: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 12 tại TimDapAn.com

Bài giải tiếp theo
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12
Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12

Video liên quan