Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 12


Đề bài

Câu 1: Tháng 11-2017, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một

A. cộng đồng vững mạnh.

B. cộng đồng kinh tế.

C. trung tâm kinh tế - tài chính.

D. liên minh kinh tế - chính trị.

Câu 2: Tháng 9-1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố thành lập

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

D. An Nam Cộng sản đảng.

Câu 3: Để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp trước mắt nào?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.

B. Kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”.

C. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.

D. Tăng gia sản xuất trong cả nước.

Câu 4: Vận dụng linh hoạt và thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc, Đảng ta xác định mục tiêu đối ngoại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là (Trích những điểm mới trong văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, trang 88)

A. “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi”.

B. “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.

C. “Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, mở rộng quan hệ trên cơ sở luật pháp quốc tế và hai bên cùng có lợi”.

D. “Đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bình đẳng, mở rộng quan hệ quốc tế và nguyên tắc các bên cùng có lợi”.

Câu 5: Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936-1939?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Ở Đông Dương có toàn quyền mới.

C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

D. Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương.

Câu 6: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành công nghiệp.

B. Có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

C. Kinh tế phát triển đồng đều giữa các vùng miền.

D. Phát triển mất cân đối, bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.

Câu 7: Nội dung nào phản ánh ý nghĩa bao quát nhất sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

A. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng.

B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng.

C. Kết thúc sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.

D. Mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

Câu 8: Đâu là yếu tố khách quan giúp Nhật Bản có thêm cơ hội để phát triển đất nước trong những năm 1950-1953?

A. Nhật Bản coi trọng nhân tố con người, xem đây là nhân tố quyết định hàng đầu.

B. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

C. Nhận được đơn đặt hàng của Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên.

D. Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.

Câu 9: Đâu là kinh nghiệm được Việt Nam rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên.

B. Nhận đơn đặt hàng quân sự của các nước lớn.

C. Giảm chi phí cho quốc phòng.

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 10: Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 là gì?

A. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.

B. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.

C. Đánh cả quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.

D. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.

Câu 11: Ở Việt Nam, trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Thương nghiệp.

B. Nông nghiệp

C. Giao thông vận tải.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 12: Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 ở vào thời kì

A. phát triển nhanh chóng.

B. ổn định, phát triển.

C. suy thoái, khủng hoảng.

D. có bước phát triển mới.

Câu 13: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt tay khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Nhận được sự giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

B. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới.

C. Nhận được sự viện trợ giúp đỡ của phe Đồng minh là Mĩ, Anh, Pháp.

D. Đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn nhiều mặt.

Câu 14: Thời cơ “ngàn năm có một” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ

A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 15: Một trong những hạn chế trong nội dung Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng ta là chưa chỉ ra được

A. chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

B. mối liên hệ của cách mạng Việt Nam với thế giới.

C. khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân.

D. mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

Câu 16: Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

B. công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ.

C. công nhân và nông dân.

D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ.

Câu 17: Đến nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á có ba trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á, đó là

A. Ma Cao, Hồng Công, Đài Loan.

B. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

C. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

D. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Câu 18: Mục đích của Mĩ khi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong những năm 1950-1954 là nhằm

A. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

B. biến chính phủ Bảo Đại thành bù nhìn.

C. giúp đỡ Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương.

D. giúp chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương.

Câu 19: Mục đích lớn nhất của Mĩ khi tiến hành “Chiến tranh lạnh” là gì?

A. Buộc các nước Đồng minh lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.

B. Thực hiện thành công “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.

C. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng những thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?

A. Nền kinh tế có nhiều chuyển biến, vị trí quốc tế thay đổi.

B. Nền kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hóa có nguy cơ xói mòn.

C. Kẻ thù thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”.

D. Lệ thuộc vốn đầu tư, chịu tác động của khủng hoảng kinh tế bên ngoài.

Câu 21: Đại hội lần thứ VII (7-1935) của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

A. chủ nghĩa đế quốc.

B. chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

C. chủ nghĩa phát xít.

D. bọn phản động thuộc địa.

Câu 22: Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm những nước nào?

A. Liên Bang Nga, Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc.

B. Liên Bang Nga, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

C. Liên Bang Nga, Mĩ, Anh, Pháp, Đức.

D. Liên Bang Nga, Mĩ, Nhật, Pháp, Trung Quốc.

Câu 23: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh.                       B. Mĩ.

C. Nhật Bản.               D. Đức.

Câu 24: Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân. Đây là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?

A. Tư sản.

B. Địa chủ phong kiến.

C. Công nhân.

D. Tiểu tư sản.

Câu 25: Pháp chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng kế hoạch

A. Rơ-ve.                  B. Đờ Lát đơ Tátxinhi.

C. Nava.                    D. Bôlae.

Câu 26: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

B. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

D. Có ảnh hưởng trực tiến và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

A

B

B

C

6

7

8

9

10

D

A

C

D

A

11

12

13

14

15

B

C

D

D

D

16

17

18

19

20

A

C

A

B

A

21

22

23

24

25

C

B

B

C

A

26

 

 

 

 

C

 

 

 

 

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Lịch sử 12 tại TimDapAn.com

Loigiaihay.com