Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 6


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hãy đánh dấu X vào ô □ chỉ câu trả lời đúng:

1. Rêu khác tảo ở những đặc điểm nào ?

□    a. Cơ thể cấu tạo đa bào

□    b. Cơ thể có dạng rễ giả, thân, lá thật

□    c. Cơ thể có một số loại mô.

□    d. Cơ thể có màu xanh lục

2. Các cây hạt trần có đặc điểm sau.

□    a. Có mạch dần trong thân                     □ b. Chủ yếu là thân gỗ

□    c. Cơ quan sinh sản là hoa                     □ d. Cơ quan sinh sản là nón

3. Những đặc điểm nào sau đây cho ta thấy dương xỉ khác rêu ?

□    a. Sinh sản bàng bao tử                          □ b. Sống ở cạn

□    c. Có rễ thật                                           □ d. Có mạch dẫn

Câu 2. Điền từ thích hợp: hai lá mầm, một lá mầm, thụ tinh, vỏ, phôi, thụ phấn vào chỗ trống trong các câu sau đây:

................  là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào

sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

......................... là hiện tượng hạt phấn nảy mầm thành ống phấn xuyên qua đầu

nhuỵ, vòi nhuỵ, vào trong bầu gặp noãn.

Cây................. phôi của hạt chỉ có một lá mầm, cây............... phôi của hạt

có hai lá mầm.

Hạt gồm có................... và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 3. Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A rồi viết các chữ (a, b, c...) vào cột trả lời (Ví dụ l.e):

Ct A

Ct B

Trả lời

1. Tạo quả

2. Thụ phấn

3.Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

4. Thụ tinh

5. Hình thành hạt

a. Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ

b. Noãn sau khi được thụ tinh hình thành hạt

c. Tế bào sinh dục đực + Tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

d. Hạt phấn hút chất nhầy của đầu nhuỵ

trương lên và nảy mầm

e. Bầu nhuỵ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt

1 .e

2…

3…

4...

5…

II. T LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giải thích cơ sở của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt:

- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt

- Phải gieo giống đúng thời vụ

- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tát nước hoặc bơm hết nuớc ngay.

- Phải bảo quản tốt hạt giống.

Câu 2. Thực vật bậc cao gồm những ngành nào? Đặc điểm chung của nhóm thực vật bậc cao?

Lời giải chi tiết

I.    TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.

1

2

3

b, c

b, d

c, d

 Câu 2. Điền từ thích hợp theo thứ tự:

Thụ tinh,  thụ phấn,  1 lá mầm,  2 lá mầm, vỏ,  phôi.

Câu 3. Nội dung ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A:

1

2

3

4

5

e

a

d

c

b

 II. T LUẬN (5 đim)

Câu 1. - Khi hạt nảy mầm, phôi hô hấp mạnh rất cần ôxi nên phải làm cho đất tơi xốp, đất có nhiều không khí đủ ôxi cho cây hô hấp.

-  Gieo đúng thời vụ giúp hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.

-   Nếu đất bị úng sẽ thiếu ôxi không đủ cho hạt hô hấp…

Phải bảo quản hạt giống tốt để đảm bảo cho hạt giống không bị mối mọt, nấm mốc phá hoại, hạt mới có khả năng nảy mầm

Câu 2. - Nhóm thực vật bậc cao gồm: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

- Đặc điểm chung của nhóm thực vật bậc cao

+ Cơ quan sinh dưỡng: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn (rêu chưa có rễ thật, thân không phân nhánh, rêu chưa có mạch dẫn)

+ Sinh sản bằng bào tử (rêu, quyết), bằng hạt (hạt trần, hạt kín); cơ quan sinh sản là túi bào tử (rêu, quyết), nón (hạt trần), hoa (hạt kín); có phôi.