Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 6


Đề bài

I.    TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Hoa tự thụ phấn có đặc điểm:

a, Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính

b. Hoa lưỡng tính, nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc

c. Hoa đơn tính, màu sắc rực rỡ, có hương thơm

d. Hoa lưỡng tính, có nhị và nhuỵ chín cùng một lúc

2. Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt trần là:

a.Lá hình kim, thân gỗ, rễ cọc.

b. Có nón đực, nón cái. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở.

c. Sống ở trên cạn.

d. Sinh sản bằng hoa và quả

3. Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam?

a. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân để bảo vệ rừng.

b. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

c.Phát hiện báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác vận chuyển, buôn bán thực vật quý hiếm.

d. Cả a, b và c đều đúng.

4. trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây thuộc ngành Hạt kín?

a.      Cây mít, cây rêu, cây ớt.               b. Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ.

c. Cây hoa hồng, cây cải, cây dừa.        d. Cây thông, cây lúa, cây rau bợ.

Câu 2. Hãy sắp xếp đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ ở cột B tương ứng với từng cây ở cột A, rồi ghi kết quả ở cột C:

Tên cây

(A)

Đặc điểm cấu tạo và sinh sản

(B)

Kết quả

(C)

1. Cây thông

2. Cây dương xỉ

a)      Thân gỗ, phân nhánh tạo thành tán

b)      Lá đa dạng

c)      Có mạch dẫn

d)     Lá đa dạng: lá non thường cuộn ở đầu như vòi voi

e)      Thân rễ

g)      Sinh sản bằng hạt

h)      Cơ quan sinh sản là nón

i)        Sinh sản bằng bào tử

k)      Túi bào tử hợp thành túi nằm ở mặt dưới lá

l)        Nón đực mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn      

m)    Nón cái mang các lá noãn(noãn nằm trên lá noãn hở)

n)      Chưa có hoa, quả

  • o)      Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt

p)      Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh

q)      Bào tử phát triển thành nguyên tản

 

1………

2……….

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?

Câu 2: So sánh nấm và tảo?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.

1

2

3

                 4

d

b

d

c

 Câu 2.

1

2

a, b, c, g, h, l, m, n, o

c, d, e, i, k, p, q

 II. T LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam, cần phải:

- Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

-  Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm, để bảo vệ số lượng cá thể của loài

-  Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Câu 2.

* Giống nhau giữa nấm và tảo

-  Đều hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

- Cơ thể cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

* Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm

Tảo

- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

- Sống trong môi trường nước.

- Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống tự dưỡng.