Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Chiến thắng nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) giành thắng lợi hoàn toàn?
A. Rạch Gầm - Xoài Mút.
B. Bạch Đằng.
C. Ngọc Hồi - Đống Đa.
D. Tây Kết - Vạn Kiếp
Câu 2. Nhà Thanh xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
A. Mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
B. Tiêu diệt thế lực phản động ở phía Nam.
C. Trừng trị quân Tây Sơn.
D. Đồng hóa nhân dân ta.
Câu 3. Trước khi đem quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?
A. Ra lời hiểu dụ tướng sĩ.
B. Tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
C. Lên ngôi hoàng đế.
D. Tuyển thêm quân sĩ.
Câu 4. Vì sao khi tiến quân ra Bắc Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”?
A. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn kháng chiến chống Xiêm.
B. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn.
C. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh.
D. Uy tín của nhà Lê đối với dân Đàng Ngoài lớn.
Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân đưa đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân.
B. Tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân.
D. Nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu.
Câu 6. Vì sao vua Quang Trung lại quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
A. Thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định.
B. Thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng.
C. Thời điểm quân địch lơ là, mất cảnh giác.
D. Thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao.
Câu 7. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách quân dưới thời Trần so với thời Lý là gì?
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Chia thành cấm quân và quân ở các lộ.
C. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
Câu 8. Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần là
A. Do vũ khí của ta hiện đại hơn địch.
B. Quân lính của ta đông hơn địch.
C. Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.
D. Nhân dân ta quen với địa hình và khí hậu của mình.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Trong các thế kỉ XVI - XVIII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm đã phản ảnh những điều gì? Ý nghĩa của sự phát triển đó.
Câu 2. (3 điểm) Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
C |
D |
D |
C |
A |
C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 130.
Cách giải:
Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 127.
Cách giải:
Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 128.
Cách giải:
Ngay khi nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12-1788), lấy hiệu là Quang Trung. Hành động này giúp khẳng định tính chính danh của Nguyễn Huệ, chứng tỏ Đại Việt là quốc gia có chủ và là ngọn cờ để tập hợp lực lượng.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.
Cách giải:
Sở dĩ Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc vì nhà Lê là vương triều phong kiến thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam, uy tín của nhà Lê với dân Đàng Ngoài rất lớn, trong khi vua Lê lại bị chúa Trịnh tiếm quyền => “Phù Lê diệt Trịnh” thực chất là khẩu hiệu để tập hợp lực lượng lật đổ chúa Trịnh dễ dàng
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.
Cách giải:
Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn
- Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
=> Đáp án D: thời điểm tổ chức xuất quân xâm lược Đại Việt, cả nhà Thanh và Xiêm đều đang ở thời kì hưng thịnh nhất
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.
Cách giải:
Dịp Tết là thời điểm quân Thanh đang nghỉ ngơi ăn tết, canh phòng lơ là. Đây chính là cơ hội thuận lợi để Quang Trung mở cuộc tấn công quyết định tiêu diệt kẻ thù.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
- Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông".
- Khác nhau:
+ Quân đội thời Trần được chia thành 2 loại: cấm quân và quân ở các lộ, cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".
+ Quân đội nhà Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trải qua ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, quân dân nhà Trần đều giành thắng lợi. Đó chính là kết quả của tinh thần đoàn kết, yêu nước, dũng cảm, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi. Nếu không có những nhân tố này thì quân dân nhà Trần mới có thể giành chiến thắng trước quân xâm lược Mông – Nguyên với lực lượng đông, vũ khí hiện đại hơn ta.
Chọn: C
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
* Nội dung văn học chữ Nôm phản ánh:
- Văn học Nôm thường phản ánh tâm trạng bi quan, trăn trở của kẻ sĩ trước thế sự đảo điên (như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm).
- Tư tưởng nhân đạo và khuynh hướng trữ tình bắt đầu phát triển qua những truyện Nôm dài, đặc biệt là truyện Nôm khuyết danh (như Trê Cóc, Trinh Thử, Nhị Độ Mai...). Nội dung những truyện Nôm này đề cập đến vấn đề thiết thực của cuộc sống và hạnh phúc của con người, qua đó tố cáo những bất công xã hội, phơi bày sự thối nát của bộ máy quan liêu.
* Ý nghĩa của sự phát triển văn học chữ Nôm:
- Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình.
- Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.
- Thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc.
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 136-139.
Cách giải:
Những nét chính về tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn bao gồm:
- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định, …Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
- Thương nghiệp:
+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản, … và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí, …
+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 có lời giải chi tiết timdapan.com"