Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Sau khi đánh tan quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn đã tính đến việc

A. phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy.

B. tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

C. tiêu diệt họ Lê ở Đàng Ngoài.

D. tiêu diệt tàn quân của Nguyễn Ánh.

Câu 2. Nguyễn Huệ đã nêu khẩu hiệu gì khi tấn công ra Bắc?

A. “Phù Lê diệt Nguyễn”.

B. “Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”.

C. “Phù Lê diệt Mạc”.

D. “Phù Lê diệt Trịnh”.

Câu 3.

Đường trời mở rộng thênh thênh

Ta đây cũng một triều đình kém ai

Hai câu thơ trên phản ánh tham vọng của nhân vật lịch sử nào?

A. Trương Phúc Loan.

B. Vũ Văn Nhậm.

C. Nguyễn Hữu Chỉnh.

D. Ngô Thì Nhậm.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835) không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Khởi nghĩa bị đàn áp năm 1835.

B. Cả tỉnh Nam Kì theo khởi nghĩa năm 1833.

C. Lê Văn Khôi tự xưng là Bình Tây Đại nguyên soái.

D. Nghĩa quân khởi binh chiến thành Phiên An năm 1833.

Câu 5. Tại sao Cao Bá Quát cùng bạn bè tập hợp nông dân và dân tộc miền núi khởi nghĩa?

A. Căm ghét chính sách cai tri của nhà Nguyễn.

B. Hướng ứng cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi.

C. Cao Bá Quát bị triều đình lùng bắt.

D. Dân tộc miền núi có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

Câu 6. Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.

B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.

C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân.

Câu 7. Nhà Trần đã không thực hiện chính sách nào để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?

A. Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

B. Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy và thu thuế.

C. Tiếp tục công cuộc “Nam tiến” còn dang dở.

D. Đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm dưới thời Lý?

A. Buộc nhà Tống phải từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.

B. Nền Độc lập tự chủ của đất nước được bảo vệ.

C.Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

D. Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (4 điểm) Em hãy trình bày tình hình kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

Câu 2. (2 điểm) Hãy ghi lại một bài thơ được sáng tác dưới thời kì cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Cảm nhận khái quát về bài thơ đó. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

C

C

A

D

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải: 

Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải: 

Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bị tiêu diệt nhanh chóng. Khi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra bắc, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và được nhân dân hưởng ứng.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải: 

Sau khi tiêu diệt được họ Trịnh, trao lại thực quyền cho vua Lê. Tuy nhiên Lê Chiêu Thống không đủ khả năng ổn định tình hình đất nước phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Nhân cơ hội đó, Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 141, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, D: đều thuộc đặc điểm của khởi nghĩa Lê Văn Khôi.

- Đáp án C: Lê Văn Khôi tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 142, suy luận.

Cách giải:

Do căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn nên Cao Bá Quát cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dưới thời Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Nhà Nguyễn dường như bất lực trước việc đáp ứng các yêu cầu của nhân dân

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 68, 69, loại trừ.

Cách giải:

 Nhà Trần đã thực hiện nhiều cơ sở khuyến khích sản xuất nhằm khôi phục và phát triển kinh tế:

- Vẫn đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, củng cổ đê điều: đặt cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ, phủ, đắp đê giữ nước gọi là đê Đinh Nhì (đắp từ đầu nguồn cho tới bờ biển) nhà nước bỏ ra không ít tiền cho công việc này.

- Các vương hầu, quý tộc vẫn tiếp tục chiêu lập dân nghèo khai hoang, lập điền trang (ruộng đất tư).

- Ruộng đất công làng xã chia cho nông dân cày cấy và thu thuế.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: suy luân.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C:  là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

- Đáp án D: là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 111, 112.

Cách giải:

Thủ công nghiệp

- Từ thế kỉ XVII, các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

+ Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

+ Làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)

+ Làng dệt La Khê

=> Chủ yếu ở Đàng Ngoài

+ Làng rèn sắt Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế)

+ Làm đường mía (Quảng Nam)

=> Các làng nghề ở Đàng Trong

Thương nghiệp

- Nội thương: phát triển với chợ, phố xá

- Ngoại thương:

+ Châu Á: Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hoa

+ Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan

+ Bán: len dạ, đồ pha lê, đồng hồ,…

+ Mua: tơ tằm, trầm hương, ngà voi,…

Câu 2.

Phương pháp: Liên hệ hiểu biết văn học.

Cách giải:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

(“Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương)

Với ngôn từ bình dĩ, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.