Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái)
Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Lê Ngô Cát (Đinh Hợi 1827 - Bính Tý 1876) Lê Ngô Cát là danh sĩ, nhà sử học triều Tự Đức, tự là Bá Hanh, hiệu Trung Mại, quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ, Hà Tây)
- Phạm Đình Toái: tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồi trẻ nổi tiếng tài hoa hay chữ.
2. Sự nghiệp
- Lê Ngô Cát: Năm 1848 ông đỗ Cử nhân, sơ bổ Giáo thọ phủ Kinh Môn (Hải Dương), thăng dần lên Tri huyện Thất Khê, Lạng Sơn, Hàn Lâm viện biên tu làm việc ở Quốc Sử quán. Rồi được bổ làm án sát Cao Bằng, ít lâu sau được triệu về Kinh dự vào việc hiệu đính Việt Sử Ca hay Sử Ký Quốc Ngữ Ca tức Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca. Lê Ngô Cát rất sính thơ lục bát. Truyền rằng, khi ông dâng tập Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca lên vua Tự Đức, nhà vua đọc đến đoạn Triệu Thị Trinh cỡi voi đánh quân Ngô, vua phê "Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm", rồi ban thưởng cho Lê Ngô Cát tấm lụa và hai đồng tiền. Ông có câu tự biếm: "Vua khen thằng Cát có tài Thưởng cho cái khố với hai đồng tiền". Ông không ham màng công danh, nên chẳng bao lâu thì cáo quan lui về vui thú điền viên. Ông mất tại Cao Bằng, hưởng dương 49 tuổi. Chùa Liên Hoa, Trần tộc từ đường (nhà thờ họ của nhà văn Trần Thanh Mại), Nhà văn hóa lao động, Khu mộ Tháp Yết Ma, Cõi Lạc Thiên (khu mộ địa của Phủ Tùng Thiện Vương), Nhà thờ họ Nguyễn Hữu, Tổ đình Từ Hiếu, UBND xã Thủy Xuân, Chùa Từ An, Bảo Quang, Hòa Quang, Trường Tiểu học Thủy Xuân nằm trên đường này.
- Phạm Đình Toái (chưa rõ năm sinh năm mất): Sau khi đậu cử nhân khoa Nhâm Dần (1842) ông ra làm quan, lần lượt trải qua nhiều chức vụ khác nhau dưới hai triều vua Thiệu Trị và Tự Đức rồi về hưu với hàm Hồng Lô tự khanh. Sau năm 1860 ông tiến hành sửa chữa tác phẩm Quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát thành Đại Nam Quốc sử diễn ca. Khảo đính xong ông đem sách đến giới thiệu cho người bạn đồng liêu là Đặng Huy Trứ, một nhà cải cách canh tân quê ở Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ đánh giá cao tác phẩm này và cho khắc in tại hiệu Trí Trung đường vào năm 1870. Là một nhà nho có tinh thần yêu mếm ngôn ngữ văn học dân tộc, Phạm Đình Toái đã bỏ ra gần 10 năm tu sửa cuốn sử ca của Lê Ngô Cát, làm cho tác phẩm trở nên trang nhã, giản dị, gọn gàn, bóng bẩy và nhuần nhị hơn. Với 1027 câu thơ lục bát, Đại Nam Quốc sử diễn ca là cuốn diễn ca lịch sử không chỉ có giá trị cao về mặt văn học và sử học mà còn có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước chống xâm lược trong nhân dân. Ngoài ra ông còn có tác phẩm Quỳnh Lưu tiết phụ truyện, ca trù, thơ.
Sơ đồ tư các tác giả:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Trích Đại Nam quốc sử diễn ca, Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên phiên âm, khảo dị, hiệu đính, chú thích, giới thiệu, NXB Văn hóa Thông tin, 2004
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (18 câu thơ đầu): Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Phàn 2 (còn lại): Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
c. Thể loại: lục bát
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
b. Giá trị nghệ thuật
- Bằng hình thức thơ, tác phẩm đã thuật lại các sự kiện lịch sử.
- Sự phóng khoáng và trí tưởng tượng của tác giả và sự lộng lẫy của hình ảnh trong lời thơ đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái) timdapan.com"