Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm)

Cả hai nhà thơ đều nói đến tình yêu nhưng Nguyễn Khoa Điềm nói đến tình yêu đôi lứa để lí giải khái niệm "Đất nước", còn Xuân Quỳnh đi sâu vào những trạng thái tâm lí của người phụ nữ đang yêu.


Đề bài

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

(Trích “Mặt đường khát vọng” – Chương “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh)

Lời giải chi tiết

1. Giới thiệu chung: 

- Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh đều là những gương mặt tiêu biểu trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Nếu Nguyễn Khoa Điềm là một hồn thơ giàu chất triết lí và suy tưởng về quê hương, đất nước thì Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tình, vừa dịu dàng, đằm thắm vừa sôi nổi, mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa. 

"Mặt đường khát vọng" là kết tinh vẻ đẹp hồn thơ và tài thơ Nguyễn Khoa Điềm.

"Sóng" tiêu biểu cho những đặc điểm thơ Xuân Quỳnh và là một trong những bài thơ tình hay nhất, được yêu thích nhất của nhiều thế hệ.

-  Trích dẫn hai đoạn thơ.

2. Trình bày cảm nhận: 

a. Đoạn thơ trong chương “Đất Nước”: 

Nhà thơ bày tỏ sự cảm nhận của mình về đất nước để trả lời cho câu hỏi : Đất nước là gì?  Câu hỏi đã được nhà thơ trả lời bằng cách nêu ra những định nghĩa về đất nước ở phương diện : không gian địa lý

- Đất nước là nơi sinh sống của mỗi người :

“ Đất là nơi anh đến trường,

Nước là  nơi em tắm”.

- Không những vậy , đất nước còn là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở say đắm, thiết tha . Đó là “ nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.

- Đất nước còn là núi sông, rừng bể, là “hòn núi bạc”, là “nước biển khơi”.

- Đoạn thơ với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…” , nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng bằng tinh thần luận lí chân xác. Nếu tách ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá thể. Nhưng nếu hợp thành một danh từ thì “Đất Nước” lại có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà.

 Tóm lại, bằng cách sử dụng sáng tạo các yếu tố dân   gian nhà thơ đã lý giải một cách sinh động , cụ thể cho câu hỏi : Đất nước là gì? Từ đó , hình ảnh đất nước hiện lên qua đọan thơ vừa gần gũi - cụ thể, vừa thiêng liêng- khái quát. 

b. Đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”: 

- Đây là khổ thơ đặc biệt nhất trong cả bài thơ, nó kéo dài trong sáu dòng thơ. Khi cảm xúc quá mãnh liệt, những khuôn khổ thông thường sẽ bị phá vỡ.

- Điệp khúc “con sóng” diễn tả những cung bậc cảm xúc liên tục trào dâng mỗi lúc môt mãnh liệt. Nỗi nhớ của con sóng tràn ngập cả không gian (dưới lòng sâu, trên măt nước), tràn ngập cả thời gian (ngày, đêm)

- Nghệ thuật nhân hóa khiến con sóng trở thành một con người mang nỗi niềm thao thức, không ngủ được vì thương nhớ người yêu. Trong thực tế, sóng không bao giờ ngủ vì nếu ngủ có nghĩa là nó không tồn tại nữa. Cũng như vậy, tình yêu không có nỗi nhớ nghĩa là tình yêu đã chết. Có người đã đặt tên con sóng của Xuân Quỳnh là sóng thức. Nỗi nhớ của sóng với bờ cát tưởng như đã vô cùng mãnh liệt nhưng nỗi nhớ của “em” dành cho “anh” còn da diết hơn nhiều. Không chỉ em nhớ anh mà  “lòng em nhớ đến anh”, nghĩa là cả con người và tâm hồn em đều nhớ đến anh. Nỗi nhớ làm cho cả không gian lẫn thời gian trở nên vô nghĩa. Nỗi nhớ choán cả con người ở cả khi thức (ý thức) lẫn vô thức (khi ngủ). Ngay cả trong giấc mơ của em, hình bong anh vẫn tràn đầy. Câu thơ tửng như phi lí nhưng thưc ra là một chân lí: những tình cảm thực sự mãnh liệt thường có đủ khả năng vượt qua những giới hạn thông thường của cuộc sống.

⟹ Qua đoạn thơ ta nhận thấy hồn thơ Xuân Quỳnh luôn nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu.

3. Đánh giá: 

- Cả hai nhà thơ đều nói đến tình yêu nhưng Nguyễn Khoa Điềm nói đến tình yêu đôi lứa để lí giải khái niệm "Đất nước", còn Xuân Quỳnh đi sâu vào những trạng thái tâm lí của người phụ nữ đang yêu. 

- Sự khác biệt đó là do sự khác biệt trong phong cách của mỗi nhà thơ. 

- Khẳng định tài năng của hai tác giả.

Bài giải tiếp theo
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của các nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi) để thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.
Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật Chí Phèo và Tràng qua hai trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt
Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà và hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương đất nước
Cảm nhận nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo (Vợ nhặt – Kim Lân)
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong hai đoạn trích của Vợ nhặt và Chiêc thuyền ngoài xa.
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của hình ảnh bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) và hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa