Cảm nhận của anh/ chị về hai trích đoạn trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đính (Nguyễn Thi)

Hai tác phẩm đều mang vẻ đẹp sử thi, dấu ấn rõ nhất là hình tượng những nhân vật anh hùng, mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh cộng đồng, hoàn thành trách nhiệm lớn lao trước lịch sử dân tộc.


Đề bài

Cảm nhận của anh/chị về hai trích đoạn sau:

(1). Cụ Mết chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang:

- Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên ! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên !

Tiếng chuông nổi lên :

Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn, suối đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lừa cháy khắp rừng……"

("Rừng xà nu" – Nguyễn Trung Thành)

(2). "Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi rời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dột lại trên các ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội".

("Những đứa con trong gia đình" – Nguyễn Thi)

Lời giải chi tiết

1. Giới thiệu chung: 

- Nguyễn Trung Thành là văn gắn bó sâu sắc với Tây Nguyên, thường viết về những sự tích anh hùng kết tinh cho vẻ đẹp của thời đại.

     “Rừng xà nu”  được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ ác liệt, được xem như một bi “Hịch tướng sĩ” thời chống Mĩ ca ngợi vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, bất diệt của đồng bào Tây Nguyên nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung; tác phẩm còn khái quát được chân lí thời đại.

- Nguyễn Thi là một cây bút tiêu biểu trong nền văn học Nam Bộ. "Những đứa con trong gia đình" thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi viết về những con người anh dũng, kiên cường mà mộc mạc của miền Nam.

2. Trình bày cảm nhận: 

- Về đoạn trích trong "Rừng xà nu": Nguyễn Trung Thành đã đặt nhân vật cụ Mết trong thời điểm lịch sử trọng đại – thời điểm đồng khởi, cùng  lời hiệu triệu là sự hưởng ứng của nhân dân, của cả rừng xà nu, của hiện tại và quá khứ, là sức mạnh tổng hợp của vật chất lẫn tinh thần, của sự đoàn kết, đồng tâm nhất trí…..Một cảnh tượng hoành tráng đậm màu sắc Tây Nguyên…

- Về đoạn trích trong "Những đứa con trong gia đình" Nguyễn Thi lại tạo dựng cảnh lên đường thật giản dị, song vẫn thiêng liêng, trang trọng thời điểm lên đường của chị em Chiến và Việt. Giọng hò chú Năm mang ý nghĩa như niềm tin giao trách nhiệm, như lời thề, lời hứa quyết tâm đánh giặc và thắng giặc... có sức mạnh từ gia đình, quê hương làm nên tính cách anh hùng của những đứa con. 

3. Đánh giá chung: 

- Trong hai đoạn trích trên, đều viết về đề tài chiến tranh. Cách mạng (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ) ; hai tác phẩm đều mang vẻ đẹp sử thi, dấu ấn rõ nhất là hình tượng những nhân vật anh hùng, mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh cộng đồng, hoàn thành trách nhiệm lớn lao trước lịch sử dân tộc.

- Mỗi tác phẩm có một phong cách riêng, làm lên sự phong phú cho văn học Cách mạng thế kỷ XX. Sức sống của các tác phẩm không những bởi giá trị nội dung sâu sắc mà còn bởi giá trị nghệ thuật ; dựng cảnh, dựng người… mang màu sắc Tây Nguyên, màu sắc Nam Bộ rất ấn tượng, đặc sắc.

 

Bài giải tiếp theo
Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của từng câu nói trong Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)
Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) và Sóng (Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) và nhân vật người lái đò trong cảnh vượt thác sông Đà (tùy bút Người lái đò sông Đà) để làm rõ cách nhìn của Nguyễn Tuân về con người.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của các nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi) để thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.
Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật Chí Phèo và Tràng qua hai trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa