Bài 8 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao

Giả sử (G) là đồ thị của hàm số y = f(x) xác định trên tập D và A là một điểm trên trục hoành có hoành độ bằng a. Từ A, ta dựng đường thẳng (d) song song (hoặc trùng) với trục tung.


Giả sử (G) là đồ thị của hàm số y = f(x) xác định trên tập D và A là một điểm trên trục hoành có hoành độ bằng a. Từ A, ta dựng đường thẳng (d) song song (hoặc trùng) với trục tung.

LG a

Khi nào thì (d) có điểm chung với (G)? (Hướng dẫn: Xét hai trường hợp a thuộc D và a không thuộc D)

Giải chi tiết:

Khi a ∈ D thì d có điểm chung với (G) và khi a ∉ D thì (d) không có điểm chung với (G).


LG b

(d) có thể có bao nhiêu điểm chung với (G)? Vì sao?

Giải chi tiết:

(d) có nhiều nhất một điểm chung với (G) vì nếu a ∈ D thì có duy nhất một giá trị f(a), lúc đó (d) cắt (G) tại điểm duy nhất với M(a, f(a))


LG c

Đường tròn có thể là đồ thị của hàm số nào không? Vì sao?

Giải chi tiết:

Đường tròn không thể là đồ thị của một hàm số vì đường thẳng song song với Oy cắt đường tròn tại hai điểm phân biệt.

Bài giải tiếp theo
Bài 9 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 10 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 11 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 12 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 13 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 14 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 15 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 16 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao

Video liên quan