Bài 60 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Giải bài 60 trang 83 SGK Toán 7 tập 2. Trên đường thẳng d


Đề bài

Trên đường thẳng \(d\), lấy ba điểm phân biệt  \(I, J, K\) (\(J\) ở giữa \(I\) và \(K\))

Kẻ đường thẳng \(l\) vuông góc với \(d\) tại \(J\), trên \(l\) lấy điểm \(M\) khác với điểm \(J\). Đường thẳng qua \(I\) vuông góc với \(MK\) cắt \(l\) tại \(N\). Chứng minh rằng \(KN ⊥ IM.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất ba đường cao của tam giác

Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.

Lời giải chi tiết

Nối \(M\) với \(I\) ta được \(ΔMIK.\)

Trong \(ΔMIK\) có: \(MJ ⊥ IK\) (do \(l ⊥ d\)) và \(IN ⊥ MK\) (giả thiết)

Nên \(MJ,IN\) là hai đường cao của \(ΔMIK.\)

Mà \(MJ\) và \(IN\) cắt nhau tại \(N\) nên \(N\) là trực tâm của \(ΔMIK.\)

Suy ra \(KN\) là đường cao thứ ba của \(ΔMIK\) hay \(KN ⊥ IM\) (điều phải chứng minh).

Bài giải tiếp theo
Bài 61 trang 83 SGK Toán 7 tập 2
Bài 62 trang 83 SGK Toán 7 tập 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 9 - Chương 3 – Hình học 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 9 - Chương 3 – Hình học 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 9 - Chương 3 - Hình học 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 9 - Chương 3 – Hình học 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 9 - Chương 3 – Hình học 7
Trả lời câu hỏi 1 Bài 9 trang 81 SGK Toán 7 Tập 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài 9 trang 82 SGK Toán 7 Tập 2

Video liên quan



Từ khóa