Bài 5: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý. Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện. Viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người. Thi kể tên món ăn làm từ hoa, quả. Nói 2 – 3 câu về món ăn em thích.
Câu 1
Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người mà em đã đọc, đã nghe: Thử tài, Món quà tặng cha, Hai Bà Trưng
Câu 2
Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý và chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện "Trí khôn của ta đây":
a. Câu chuyện có những nhân vật: bác nông dân, trâu và hổ
b. Những việc làm của nhân vật bác nông dân thể hiện trí thông minh:
Một lần trong lúc nghỉ ngơi, bác nông dân đi uống nước, thì có một con cọp đến hỏi trâu tại sao trâu to xác mà để một người bé xíu đánh đập. Trâu trả lời:
"Tuy người bé nhỏ, nhưng họ có trí khôn".
Lúc đó bác nông dân cũng đi ra, thì cọp bèn hỏi:
"Nghe trâu nói người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn, vậy trí khôn ở đâu, lấy ra cho ta xem".
Bác nông dân đáp lại:
"Trí khôn tôi để ở nhà".
Thì cọp bảo về nhà lấy trí khôn cho xem, bác nông dân đồng ý và phải có điều kiện là trói cọp lại vào gốc cây để cọp không ăn thịt trâu của bác nông dân. Sau khi trói cọp vào gốc cây, bác nông dân đã châm lửa đốt và nói với cọp:
"Trí khôn của ta đây"
Câu 3
Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sự việc chính của câu chuyện:
Sự việc 1: Trâu đang nghỉ trưa sau một buổi sáng mệt nhọc thì Cọp đến hỏi tại sao Trâu chịu khuất phục người. Trâu nói vì người có “trí khôn” và Cọp tò mò muốn biết “Trí khôn là gì?”
Sự việc 2: Cọp hỏi anh nông dân về “trí khôn” và anh nông dân lừa Cọp vào bẫy.
Sự việc 3: Cọp bị anh nông dân trói và đốt.
Sự việc 4: Trâu thích thú cười gãy cả răng và Cọp vùng chạy thoát thân.
Câu 4
Viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi câu chuyện lại lại cho nhiều bài học khác nhau như lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, trí thông minh,... Một trong những câu chuyện ca ngợi trí thông minh của con người mà em thích nhất là chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây”
Kết bài: Truyện Trí khôn của ta đây đã để lại một bài học thật đáng quý về trí khôn của con người. Qua câu chuyện, em rút ra nhiều bài học quý giá. Đó là phải học tập và rèn luyện trí khôn để có thể đoán được những ý đồ xấu đằng sau những cử chỉ tử tế của kẻ xấu. Chúng ta luôn phải rèn luyện trí khôn vì đã có trí khôn rồi thì có thể ứng phó với các tình huống hiểm nguy khó khăn trước mắt.
Vận dụng
Câu 1:
Thi kể tên món ăn làm từ hoa, quả
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sấu dầm, trà hoa cúc, trà atiso, sữa chua hoa quả, chè hoa cau…
Câu 2
Nói 2 – 3 câu về món ăn em thích.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Món ăn mà em thích nhất đó là xôi chè. Đây là món ăn ngọt quen thuộc của ngày thu miền Bắc. Xôi chè thường được ăn bằng chè đậu đen đặc, đặc nhưng không có nghĩa là đặc quánh mà phải có độ sệt vừa phải, đậu phải mới, thơm, bùi, bở. Có như vậy khi kết hợp với xôi mới tạo nên được vị ngon hoàn hảo của món xôi chè.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 5: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo timdapan.com"