Bài 3 trang 162 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Thêm 3,0 g MnO2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152g. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng.
Thêm 3,0 g MnO2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152g. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng.
Giải
\(2KCl{O_3}\buildrel {Mn{O_2},{t^0}} \over \longrightarrow 2KCl + 3{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng oxi thoát ra: \(197 + 3 – 152 = 48\) (gam)
\( \Rightarrow {n_{{O_2}}} = {{48} \over {32}} = 1,5\,\,\left( {mol} \right)\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{KCl{O_3}}} = {2 \over 3}.1,5 = 1\,\,\left( {mol} \right)\)
Khối lượng \(KCl{O_3}\) trong hỗn hợp đầu: \(1.122,5 = 122,5\) (gam)
Khối lượng KCl trong hỗn hợp đầu: \(197 – 122,5 = 74,5\) (gam)
Vậy \(\% {m_{KCl{O_3}}} = {{122,5} \over {197}}.100 = 62,18\% \)
\(\% {m_{KCl}} = 100\% - 62,18\% = 37,82\% .\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 3 trang 162 SGK Hóa học 10 Nâng cao timdapan.com"