Bài 3 trang 14 SGK Địa lí 9

Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.


Đề bài

Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Bảng 3.2. Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức về sự phân bố dân cư nước ta - Xem tại đây

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

* Về sự phân bố dân cư: dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ:

- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (mật độ cao nhất 1192 người/km2), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2) và Đông Nam Bộ (333 người/km2).

+ Tiếp đến là các vùng đồng bằng ven biển: Bắc Trung Bộ (167người/km2), Duyên Hải Nam Trung Bộ (148 người/km2).

+ Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên:  vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2). Thấp nhất là Tây Nguyên với mật độ dân số chỉ 45 người/km2.

- Giữa các vùng đồng bằng: đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (784 người/km2), cao gấp 1,5 lần Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2).

- Giữa các vùng miền núi: mật độ dân số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2) cao gấp hơn 2 lần Tây Nguyên (45 người/km2); Đông Bắc có mật độ dân số gấp 2 lần Tây Bắc.

* Về sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng:

- Giai đoạn 1989 – 2003, mật độ dân số của các vùng đều tăng lên khá nhanh, đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đông Bắc.

+ Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh từ 784 người/km2 lên 1192 người/km2.

+ Đông Nam Bộ tăng lên nhanh, vươn lên vị trí thứ 2 cả nước (476 người/km2).


Bài học bổ sung