Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao? Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,... Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em. Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau n
Câu 1
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Câu 1:
Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
Gợi ý:
- Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có tiên, ông bụt,...?
- Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?
+ Em gặp bà tiên, ông bụt trong hoàn cảnh nào?
+ Em sẽ nói những gì?
+ Bà tiên, ông bụt,… sẽ trả lời em thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…
- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật
- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
Câu 2
Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
- Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ
- Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...
- Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Câu 3
Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
- Các câu đầu tiên có hấp dẫn không?
- Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?
- Câu cuối có ấn tượng không?
- Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 4
Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.
Vận dụng
Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể tham khảo những ý sau:
- Thuyền trưởng: Vậy bây giờ chúng ta hãy ngồi lại và thảo luận về những điều thú vị mà chúng ta đã khám phá được trong chặng bay của chúng ta nào.
- Thuyền trưởng: Điều gì đã khiến bạn thích thú nhất trong chuyến đi của chúng ta này?
- Diều: Tôi thật sự rất ấn tượng với những cảnh quan đẹp và những con vật đang cắm cánh bay lượn quanh ta. Tôi không thể nào tin rằng mình đang thực sự bay giữa một bầy ong với những cánh hoa đang nở rộ.
- Bầy ong: Còn chúng tôi đã đi qua rất nhiều nơi và thấy những gì khác biệt nhau. Tôi thích nhất là khi chúng ta bay qua một khu vườn hoa hồng lớn với nhiều màu sắc đẹp mắt.
- Bầy ong: Và còn điều gì thú vị hơn nữa mà thuyền trưởng đã khám phá được không?
- Thuyền trưởng: Chúng ta đã được tìm hiểu và trao đổi với nhau nhiều thông tin và kiến thức mới. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ nhau và từ thế giới xung quanh chúng ta khi ta có cơ hội khám phá nó. Chúng ta cùng tiếp tục hành trình của mình và học hỏi những điều thú vị khác nữa nhé.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo timdapan.com"