Bài 23: Nghe - viết: Hai Bà Trưng trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nghe – viết: Hai Bà Trưng (từ Hai Bà Trưng bước lên đến sạch bóng quân thù). Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. Làm bài tập a hoặc b. Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.


Câu 1

Nghe – viết: Hai Bà Trưng (từ Hai Bà Trưng bước lên đến sạch bóng quân thù). 

Lời giải chi tiết:

Em thực hiện viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng.

- Viết hoa tên riêng. 


Câu 2

Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông

- trú/chú: … ẩn            … trọng              … ý               chăm …          cô ...

- trợ/chợ: … giúp              hỗ …            hội …              viện …           ... nổi 

Phương pháp giải:

Em chọn từ thích hợp điền vào ô trống. 

Lời giải chi tiết:

- trú/chú: trú ẩn            chú trọng              chú ý               chăm chú         cô chú

- trợ/chợ: trợ giúp              hỗ trợ            hội chợ             viện trợ           chợ nổi 


Câu 3

Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn tr  hoặc ch thay cho ô vuông.

Có ...ú bé ba tuổi,

Vẫn chẳng ...ịu nói, cười

Thấy giặc Ân xâm lược

...ợt vụt cao gấp mười.

 

Cưỡi ngựa, vung roi sắt

Ra ...ận, chú hiên ngang

Roi gãy, nhổ ...e làng

Quật tới tấp, giặc tan.

(Theo Phan Thế Anh)

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.

Vung đảo ấy bấy giờ

Không thuyền bè qua ... (lại/lạy).

Sóng mù mịt bốn bề

... (Ai/Ay) mà không sợ ... (hãi/hãy)?

... (Mai/May) An Tiêm không ... (ngại/ngạy)

Có trí, có đôi ... (tai/tay)

Có nước, có đất trời

Lo gì không sống nổi! 

(Theo Nguyễn Sĩ Đại)

Phương pháp giải:

Em chọn một trong hai bài tập để làm

a.b. Em đọc kĩ và chọn từ ngữ phù hợp để điền vào ô trống.  

Lời giải chi tiết:

a.

chú bé ba tuổi,

Vẫn chẳng chịu nói, cười

Thấy giặc Ân xâm lược

Chợt vụt cao gấp mười.

 

Cưỡi ngựa, vung roi sắt

Ra trận, chú hiên ngang

Roi gãy, nhổ tre làng

Quật tới tấp, giặc tan. 

(Theo Phan Thế Anh)

b. Vung đảo ấy bấy giờ

Không thuyền bè qua lại.

Sóng mù mịt bốn bề

Ai mà không sợ hãi?

Mai An Tiêm không ngại

Có trí, có đôi tay

Có nước, có đất trời

Lo gì không sống nổi!

(Theo Nguyễn Sĩ Đại)


Vận dụng

Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

- Em muốn viết về ai?

- Em biết gì người anh hùng ấy?

- Người anh hùng ấy đã có những công lao gì? 

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất. Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình. Người sống đơn giản hết mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài tham khảo 2: 

Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.



Từ khóa phổ biến