Bài 14: Luyện tập trang 60, 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề. Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì? Tìm những lời đối thoại có trong cây chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật? Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Viết một đoạn văn về ước mơ của em. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…) Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về
Câu 1
Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề |
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc Học nghề để tìm các câu văn phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng là:
- Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”.
- Được!
- Thế cháu biết phi ngựa chưa?
- Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
- Tốt! Bây giờ, cháu cầm cái chổi kia theo bác.
- Việc trước tiên của cháu là quét chuống ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.
- Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên….
Câu 2
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được ở bài tập 1 dùng để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật trong truyện.
Câu 3
Tìm những lời đối thoại có trong cây chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật? Nhà bác học không ngừng học Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác-uyn bình thản đáp: Bác học không có nghĩa là ngừng học. (Theo Hà Vi) |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm lời đối thoại của Đác-uyn và con của ông.
Lời giải chi tiết:
Lời đối thoại trong câu chuyện là:
Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt?
Bác học không có nghĩa là ngừng học.
Theo em, cần sử dụng dấu hai chấm để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
Câu 4
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a. Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì? b. Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao? c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về ước mơ của mình? |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bức tranh và đọc kĩ các lời nói trong hộp thoại để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Các bạn nhỏ trong tranh đang nói với nhau về ước mơ của mình.
b.
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm bác sĩ. Vì ước mong đó cho thấy bạn ấy là một người cháu rất hiếu thảo.
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm kĩ sư nông nghiệp. Vì ước mơ của bạn ấy sẽ giúp cho mọi người được thưởng thức nhiều loại quả ngon
- Em thích ý kiến của bạn nhỏ muốn làm nhà du hành vũ trụ. Vì bạn ấy có cùng ước mơ với em.
c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện của ba bạn, em sẽ nói:
- Tớ ước mơ được trở thành cô giáo để có thể dạy chữ cho các em nhỏ ở miền núi.
- Tớ ước mơ được trở thành nhà thiết kế thời trang vì tớ muốn làm ra được nhiều bộ đồ đẹp.
Câu 5
Viết một đoạn văn về ước mơ của em. G: - Em ước mơ điều gì? - Nếu ước mơ đó trở thành sự thật, em sẽ cảm thấy thế nào? - Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? |
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để viết về ước mơ của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Từ nhỏ, em rất thích vẽ tranh. Em ước sau này mình có thể trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nếu có thể trở thành họa sĩ, em sẽ rất vui và tự hào. Ngay từ bây giờ, em phải chăm chỉ rèn luyện khả năng vẽ tranh của mình để ngày càng tiến bộ hơn.
Bài tham khảo 2:
Ước mơ của em là được trở thành một bác sĩ. Khi làm bác sĩ, em có thể khám và chữa bệnh cho mọi người trong gia đình và cả những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Em sẽ học tập thật chăm chỉ, không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ của mình.
Câu 6
Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…) |
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn văn mà mình đã viết ở bài tập trước và sửa lỗi.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập
Câu 7
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh. Ví dụ: |
Phương pháp giải:
Em có thể tìm đọc ở sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân trong gia đình
Lời giải chi tiết:
Em tham khảo một số bài sau:
Công nhân
Quần quật từ sáng đến hôm
Cơm không đủ bữa, ốm nhom hao gầy
Tối về xóm trọ bầy hầy
Tuổi thân rượu đế nóc đầy cho quên.
Mặc kệ ngày tháng buồn tênh
Lương đầu tháng lãnh, chênh vênh nợ nần
Mần năm, mần tháng phải mần
Cả đời không có một lần thảnh thơi.
Ông bác sĩ
Áo quần ông trắng
Mũ cũng trắng tinh
Ông cười tươi tắn
Rất đỗi thiện tình.
Ông săn sóc bệnh
Ân cần hỏi han
Thuốc ông mang đến
Vết thương chóng lành.
Mũi tiêm ông chích
Nhẹ nhàng không đau
Tay ông bắt mạch
Ấm êm thế nào!
Ơi ông bác sĩ
Ông như mẹ hiền
Cứu người khỏi bệnh
Ông là ông tiên.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 14: Luyện tập trang 60, 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"