Bài 11: Kể chuyện Cậu bé đánh giày trang 49 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nghe kể chuyện Cậu bé đánh giày. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.


Câu 1

Nghe kể chuyện

Phương pháp giải:

Em chú ý nghe thầy cô kể câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY

Một ngày nọ, ông Oan-tơ Sác-lét có việc đi ngang qua ga xe lửa, một cậu bé đến xin đánh giày, ông lắc đầu từ chối. Sau phút ngượng ngùng, cậu bé nhìn ông bằng đôi mắt ánh lên sự cầu xin:

- Thưa ông, cả ngày cháu chưa ăn gì, ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày để trả lại tiền cho ông.

Nhìn cậu bé gầy gò, rách rưới, ông Oan-tơ móc túi đưa cho cậu vài đồng xu. Cậu bé cảm ơn ông rồi chạy đi như bay. Ông nghĩ chắc là trò láu cá của cậu nhóc.

Vài tuần sau, ông Oan-tơ lại có việc đi qua ga xe lửa, chợt nghe tiếng gọi. Một cậu bé chạy đến đưa ông mấy đồng xu và nói:

- Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng trả được tiền cho ông.

Ông Oan-tơ cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt, rất phù hợp với nhân vật trong bộ phim mới của ông. Ông trìu mến nói:

- Số tiền này ta cho cháu. Ngày mai, đến công ty điện ảnh trong thành phố, ta sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ.

Hôm sau, cậu bé dẫn theo một nhóm trẻ quần áo rách rưới đến công ty điện ảnh, vui vẻ nói với ông Oan-tơ:

- Thưa ông, các bạn cháu đều là trẻ mồ côi lưu lạc. Các bạn ấy cũng hi vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!

Oan-tơ không ngờ cậu bé đánh giày lương thiện đến thế. Ông quyết định chọn cậu vào vai nam chính trong kịch bản phim mới. Ông viết trong hợp đồng lí do chọn cậu bé là: "Sự lương thiện không cần qua sát hạch".

Sau này, bộ phim của ông Oan-tơ nhận được hơn 50 giải thưởng và cậu bé đánh giày trở thành diễn viên nổi tiếng.

(Theo Thanh Trúc sưu tầm, biên dịch)


Câu 2

Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY

* Tranh 1 - Đoạn 1:

Một ngày nọ, ông Oan-tơ Sác-lét có việc đi ngang qua ga xe lửa, một cậu bé đến xin đánh giày, ông lắc đầu từ chối. Sau phút ngượng ngùng, cậu bé nhìn ông bằng đôi mắt ánh lên sự cầu xin:

- Thưa ông, cả ngày cháu chưa ăn gì, ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày để trả lại tiền cho ông.

* Tranh 2 - Đoạn 2:

Nhìn cậu bé gầy gò, rách rưới, ông Oan-tơ móc túi đưa cho cậu vài đồng xu. Cậu bé cảm ơn ông rồi chạy đi như bay. Ông nghĩ chắc là trò láu cá của cậu nhóc.

* Tranh 3 - Đoạn 3:

Vài tuần sau, ông Oan-tơ lại có việc đi qua ga xe lửa, chợt nghe tiếng gọi. Một cậu bé chạy đến đưa ông mấy đồng xu và nói:

- Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng trả được tiền cho ông.

* Tranh 4 - Đoạn 4:

Ông Oan-tơ cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt, rất phù hợp với nhân vật trong bộ phim mới của ông. Ông trìu mến nói:

- Số tiền này ta cho cháu. Ngày mai, đến công ty điện ảnh trong thành phố, ta sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ.

Hôm sau, cậu bé dẫn theo một nhóm trẻ quần áo rách rưới đến công ty điện ảnh, vui vẻ nói với ông Oan-tơ:

- Thưa ông, các bạn cháu đều là trẻ mồ côi lưu lạc. Các bạn ấy cũng hi vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!

Oan-tơ không ngờ cậu bé đánh giày lương thiện đến thế. Ông quyết định chọn cậu vào vai nam chính trong kịch bản phim mới. Ông viết trong hợp đồng lí do chọn cậu bé là: "Sự lương thiện không cần qua sát hạch".

Sau này, bộ phim của ông Oan-tơ nhận được hơn 50 giải thưởng và cậu bé đánh giày trở thành diễn viên nổi tiếng.