Bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2
Giải bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2. Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không?
Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem \(x = -1\) có là nghiệm của nó không?
LG a.
\(4x - 1 = 3x - 2;\)
Phương pháp giải:
- Nếu khi thay \(x = -1\) vào hai vế của phương trình ta được kết quả của hai vế bằng nhau thì \(x = -1\) là nghiệm của phương trình đó.
Giải chi tiết:
\(4x - 1 = 3x - 2\)
Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: \(4x - 1 = 4(-1) - 1 = -5\)
Vế phải: \(3x - 2 = 3(-1) -2 = -5\)
Ta thấy kết quả vế trái bằng vế phải nên \(x = -1\) là nghiệm của phương trình.
LG b.
\(x + 1 = 2(x - 3);\)
Phương pháp giải:
- Nếu khi thay \(x = -1\) vào hai vế của phương trình ta được kết quả của hai vế bằng nhau thì \(x = -1\) là nghiệm của phương trình đó.
Giải chi tiết:
\(x + 1 = 2(x - 3);\)
Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: \(x + 1 = -1 + 1 = 0\)
Vế phải: \(2(x - 3) = 2(-1 - 3) = -8\)
Ta thấy kết quả vế trái khác vế phải nên \(x = -1\) không là nghiệm của phương trình.
LG c.
\(2(x + 1) + 3 = 2 - x\)
Phương pháp giải:
- Nếu khi thay \(x = -1\) vào hai vế của phương trình ta được kết quả của hai vế bằng nhau thì \(x = -1\) là nghiệm của phương trình đó.
Giải chi tiết:
\(2(x + 1) + 3 = 2 - x\)
Thay \(x=-1\) vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: \(2(x + 1) + 3 = 2(-1 + 1) + 3 = 3\)
Vế phải: \(2 - x = 2 - (-1) = 3\)
Ta thấy kết quả vế trái bằng vế phải nên \(x = -1\) là nghiệm của phương trình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2 timdapan.com"