Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 178 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 178 SGK Toán 4. Bài 1: Viết các số.


Bài 1

Viết các số:

a) Ba trăm sáu mươi lăm nghìn tám trăm bốn mươi bảy ;

b) Mười sáu triệu năm trăm ba mươi nghìn bốn trăm sáu mươi tư;

c) Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín.

Phương pháp giải:

Khi viết số ta viết các chữ số từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao tới hàng thấp.

Lời giải chi tiết:

a) \(365\; 847\) ;                      b) \(16 \;530 \;464\) ;                       c) \(105\; 072\; 009\).


Bài 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 

Phương pháp giải:

 Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng:

Lời giải chi tiết:


Bài 3

Tính:

a) \( \displaystyle{2 \over 5} + {1 \over 2} + {7 \over {10}}\) ;                                    b) \( \displaystyle{4 \over 9} + {{11} \over 8} - {5 \over 6}\)

c) \( \displaystyle{9 \over {20}} - {8 \over {15}} \times {5 \over {12}}\);                                  d) \( \displaystyle{2 \over 3}:{4 \over 5}:{7 \over {12}}\)

Phương pháp giải:

Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle{2 \over 5} + {1 \over 2} + {7 \over {10}} = {4 \over {10}} + {5 \over {10}} + {7 \over {10}}\)\( \displaystyle = {{9} \over {10}}+{7 \over 10}  = {{16} \over {10}} = {8 \over 5}\)

 b) \( \displaystyle{4 \over 9} + {{11} \over 8} - {5 \over 6} = {{32} \over {72}} + {{99} \over {72}} - {{60} \over {72}} \)\( \displaystyle= {{131} \over {72}} -{60 \over 72} = {{71} \over {72}}\)

c) \( \displaystyle{9 \over {20}} - {8 \over {15}} \times {5 \over {12}} = {9 \over {20}} - {{40} \over {180}}\)\( \displaystyle = {{81} \over {180}} - {{40} \over {180}} = {{41} \over {180}}\)

 d) \( \displaystyle{2 \over 3}:{4 \over 5}:{7 \over {12}} = {2 \over 3} \times {5 \over 4} \times {{12} \over 7} \) \( \displaystyle = {{2 \times 5 \times 12} \over {3 \times 4 \times 7}} \)\( \displaystyle= {{2 \times 5 \times 3 \times 4} \over {3 \times 4 \times 7}} = {{10} \over 7}\)


Bài 4

Một lớp học có \(35\) học sinh, trong đó số học sinh trai bằng \( \displaystyle {3 \over 4}\) số học sinh gái. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh gái ?

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số học sinh trai (đóng vai trò số bé) gồm 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái (đóng vai trò số lớn) gồm 4 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số lớn (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 

\(3 + 4 = 7\) (phần) 

Số học sinh gái của lớp học đó là:

\(35 : 7 \times 4 = 20\) (học sinh)

          Đáp số: \(20\) học sinh gái.


Bài 5

a) Hình vuông và hình chữ nhật cùng có những đặc điểm gì ?

b) Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có những đặc điểm gì ?

Phương pháp giải:

- Dựa vào tính chất của các hình.

- Vẽ hình ra nháp để quan sát lại.

Lời giải chi tiết:

a) Hình vuông và hình chữ nhật cùng có những đặc điểm sau:

- Có 4 góc vuông.

- Có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Có các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau.

Có thể nhận xét: Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng.

b) Hình chữ nhật và hình bình hành cũng có những đặc điểm sau: Có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Có thể nhận xét: Hình chữ nhật có thể coi là hình bình hành đặc biệt (có 4 góc vuông).

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung