Bài 60: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép cộng các số có ba chữ số.

452 + 273 = ?

2 cộng 3 bằng 5, viết 5

5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1

4 thêm 1 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7, viết 7

Vậy 452 + 273 = 725

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Đặt tính và tính

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt cộng hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm với trường hợp “nhớ 1 từ cột đơn vị sang cột chục”.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính?

218 + 543

394 + 412

670 + 139

46 + 61

Dạng 2: Tính nhẩm

- Cộng theo các chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị 

Ví dụ : Tính

a) 500 + 20 + 6 = ?

b) 50  + 2+ 600 = ?

c) 5 + 60 + 200 = ?

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Bài toán cho giá trị của các đại lượng hoặc bài toán về “nhiều hơn”

- Tìm cách giải: Muốn tìm “tất cả” hoặc giá trị của đại lượng nhiều hơn thì ta thường thực hiện phép cộng các số.

- Trình bày lời giải

- Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

Bài tập minh họa

Câu 1: Số?

Hướng dẫn giải

Phép tính: 652 + 139 

Em thực hiện cộng chữ số hàng đơn vị: 2 + 9 bằng 11, viết 1 nhớ 1 (nhớ 1 sang hàng chục).

Cộng chữ số hàng chục: 5 + 3 bằng 8 thêm 1 bằng 9, viết 9.

Cộng chữ số hàng trăm: 6 + 1 bằng 7, viết 7. Vậy: 652 + 139 = 791.

Em làm tương tự với các phép tính tiếp theo và được kết quả như sau: 

Câu 2: Toà nhà A cao 336 m. Toà nhà B cao hơn toà nhà A là 129 m. Hỏi toà nhà B cao bao nhiêu mét?

Hướng dẫn giải

Tóm tắt

Tòa nhà A: 336 m

Toà nhà B cao hơn toà nhà A: 129 m

Tòa nhà B: ... m ?

Bài giải

Tòa nhà B cao số mét là:

336 + 129 = 465 (m)

Đáp số: 465 m.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

Bài học bổ sung