Bài 34. Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Giải bài 34.1 trang 83 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày này sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
A. 1 năm
B. 7 ngày
C. 29 ngày
D. 1 ngày
Giải bài 34.2 trang 83 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được xác nhận định đúng.
Cột A Cột B
1. Mặt Trăng A. 29 ngày
2. Mặt Trời B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
3. Trên Trái Đất C. không phát sáng như Mặt Trời
4. Tuần trăng gần bằng D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
Giải bài 34.3 trang 84 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Hình 34.1 là hình vẽ minh hoạ Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Em hãy cho biết đâu là Mặt Trăng và Trái Đất.
Giải bài 34.4 trang 84 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Em hãy cho biết thứ tự các hình dạng nhìn thấy sau đây của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng tròn.
Giải bài 34.5 trang 84 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Giả sử vào ngày Trăng tròn, ta thấy Mặt Trăng ở vị trí như trong hình 34.2. Theo em, đó là vào khoảng buổi tối hay gần sáng?
Em hãy đề xuất cách xác định vị trí gần đúng khoảng thời gian khi Mặt Trăng mọc đến lúc nó ở vị trí nhìn thấy như hình vẽ.
Giải bài 34.6 trang 84 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Vào năm 1969, tàu vũ trụ Apollo 11 lần đầu tiên đã đưa được con người lên thám hiểm Mặt Trăng. Đó là chuyến du hành không gian rất nguy hiểm, tuy nhiên nhà du hành đã quay về Trái Đất rất an toàn. Em hãy tìm hiểu và cho biết tại sao nhà du hành lại bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng.
Giải bài 34.7 trang 84, 85 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình 34.3)