Bài 2: Danh sách tổ em


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Giới thiệu về các thành viên trong tổ em

Tổ em có 8 bạn:

Một là bạn Nguyễn Thị Mai, sinh ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Hai là bạn Lê Minh Trí, sinh ngày 30 tháng 8 năm 2014.

Ba là bạn Đào Văn Quân, sinh ngày 14 tháng 5 năm 2014.

.....

Tám là bạn Bùi Thanh Tâm, sinh ngày 22 tháng 12 năm 2014.

1.2. Khám phá và luyện tập

1.2.1. Đọc

Danh sách tổ em

DANH SÁCH TỔ 1 – LỚP 2A ĐĂNG KÍ THAM GIA CÂU LẠC BỘ

NĂM HỌC 2021 – 2022

a) Cùng tìm hiểu

Câu 1: Học sinh tổ 1, lớp 2A lập bản danh sách để làm gì?

Học sinh tổ 1, lớp 2A lập bản danh sách để đăng ký tham gia câu lạc bộ.

Câu 2: Bản danh sách có những cột nào?

Bản danh sách có 5 cột:

- Số thứ tự

- Họ và tên

- Giới tính

- Ngày sinh

- Câu lạc bộ

Câu 3: Chọn biểu tượng phù hợp với từng câu lạc bộ:

Câu 4: Đọc thông tin của các bạn đăng ký tham gia Câu lạc bộ Chim sơn ca

Thông tin của các bạn đăng kí tham gia Câu lạc bộ Chim sơn ca:

- Bạn Nguyễn Thị Kim Liên, giới tính nữ, sinh ngày 7 – 10 – 2014

- Bạn Lê Văn Tâm, giới tính nam, sinh ngày 30 – 11- 2014

b) Sáng tạo

a. Nghe – viết: Bàn tay dịu dàng (từ Khi thầy đến thương yêu)

Khi thầy đến gần, An thì thào buồn bã:

- Thưa thầy, hôm nay em chưa chuẩn bị bài tập ạ!

Thầy im lặng, nhẹ nhàng xoa đầu An, rồi vỗ nhẹ lên vai An như an ủi. Bàn tay thầy dịu dàng, ấm áp, thương yêu.

b. Viết tên 3 bạn trong nhóm em theo thứ tự bảng chữ cái.

Tên 3 bạn trong nhóm em theo thứ tự bảng chữ cái: An – Bình – Thắng

c. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ô hoa

- (chanh, tranh): Bức tranh vẽ con chim sẻ đậu trên cành cây chanh.

- (chưa, trưa): Trưa nay bé đã ăn cơm chưa?

- (mặc, mặt): Buổi sáng, bé rửa mặt, chải đầu, mặc quần áo mới rồi đi học.

- (đặc, đặt): Mẹ đặt tô cháo đặc sánh, thơm ngon lên bàn ăn.

1.2.2. Mở rộng vốn từ

Câu 1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm trong đoạn văn dưới đây từ ngữ chỉ các khu vực ở trường.

Buổi học đầu tiên, Lương dẫn Mai đi quanh trường. Em giới thiệu cho bạn phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp và sân bóng. Nơi nào cũng rộng rãi và thoáng mát.

Cẩm Tú

b. Tìm thêm 2 – 3 từ ngữ:

- Chỉ các nơi học tập, làm việc ở trường

- Chỉ những người làm việc ở trường

Lời giải 

a. Những từ ngữ chỉ các khu vực ở trường có trong đoạn văn đó là: phòng đọc sách, phòng y tế, nhà bếp, sân bóng

b.

- Chỉ các nơi học tập, làm việc ở trường: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng hiệu trưởng, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng đọc sách,…

- Chỉ những người làm việc ở trường: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên, lao công, bảo vệ,…

Câu 2: Đặt 1- 2 câu để giới thiệu về:

a. Một khu vực học tập ở trường mà em thích:

M: Thư viện là nơi có rất nhiều sách hay.

b. Một môn học em yêu thích.

c. Một bạn học cùng tổ với em.

Lời giải 

a. – Sân bóng là nơi chúng em được thỏa sức với niềm đam mê. Sau những giờ học căng thẳng, em thường thích cùng bạn bè tới đây.

  - Phòng đọc sách là nơi cực kì yên tĩnh. Em thích tới đó để tìm đọc sách, báo, tạp chí mình yêu thích.

b. – Môn học yêu thích của em là Tiếng Việt. Em thích đọc những mẩu truyện trong sách. Thông qua những bài đọc ấy, em học tập được rất nhiều điều bổ ích.

  - Môn học yêu thích của em là môn Toán. Em thích việc làm tính và giải những bài toán khó.

c.  – Nguyễn Thảo Trang là bạn học cùng tổ với em. Bạn sinh ngày 19 – 2 – 2014. Bạn rất yêu thích ca hát.

    - Nguyễn Quốc Bình là bạn học cùng tổ với em. Bạn sinh ngày 14 – 5 – 2014. Bạn rất yêu thích võ thuật.

Câu 3:

a. Đóng vai thầy giáo, các bạn và An trong bài Bàn tay dịu dàng, nói và đáp lời chia buồn.

Lời giải

– Nói lời chia buồn:

+ An ơi, cậu đừng buồn nữa nhé!

+ An ơi, cho dù thế nào thì bà vẫn luôn ở bên cạnh cậu, dõi theo cậu. Cậu hãy sống thật vui vẻ, thật có ích để bà vui lòng nhé!

+ Em cố lên, thầy và mọi người sẽ luôn ở bên em!

- Đáp lời chia buồn:

+ Em cảm ơn thầy ạ!

+ Cảm ơn các bạn nhiều nhé!

b. Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời chào của em trước khi ra về:

• Với thầy cô

• Với các bạn

Lời giải

– Với thầy cô:

+ Em chào thầy ạ! Em về đây ạ!

+ Thầy chào em! Em đi cẩn thận nhé!

- Với các bạn:

+ Tạm biệt các bạn!

+ Chào các bạn nhé!

+ Hẹn ngày mai gặp lại nhé!

Câu 4:

a. Sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn:

Lời giải

Thứ tự các câu được sắp xếp như sau:

Cái trống trường em được đặt trên giá gỗ chắc chắn. Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ nhỏ. Hai mặt trống hình tròn được bịt bằng da. Bác bảo vệ cầm cái dùi bằng gỗ đánh vào mặt trống, tiếng “tùng, tùng, tùng” vang lên. Tiếng trống luôn nhắc nhở chúng em biết giờ học, giờ ra chơi.

b. Hãy cho biết:

- Đoạn văn giới thiệu đồ vật gì?

- Những bộ phận nào của đồ vật được giới thiệu?

- Đồ vật đó dùng để làm gì?

Lời giải

- Đoạn văn trên giới thiệu về cái trống trường.

- Những bộ phận của trống được giới thiệu đó là: thân trống, hai mặt trống

- Đồ vật đó được dùng để báo hiệu giờ chơi, giờ học khi ở trường.

c. Viết đoạn văn 4 – 5 câu giới thiệu chiếc thước kẻ dựa vào tranh và từ ngữ gợi ý.

Lời giải

Chiếc thước kẻ của em có hình chữ nhật. Thước có màu vàng rất nổi bật. Thước mỏng và dẹt nên em có thể cất vào hộp bút. Nó có vạch chia xăng-ti-mét rõ ràng. Em thường dùng nó để đo và kẻ.

Bài tập minh họa

Câu 1: Đọc một bài thơ về trường học

a. Chia sẻ về bài thơ đã học

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ

Lời giải

Tên bài thơ mà em yêu thích là bài “Trường em” của tác giả Nguyễn Bùi Vợi. Những từ ngữ hay trong bài mà em ấn tượng đó là: đỏ hồng, reo quanh, vẫy chào, chân nhanh tới trường,…

Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường

Câu 2: Lập danh sách nhóm hoặc tổ em

Lời giải

STT

TÊN

GIỚI TÍNH

NGÀY SINH

1

Nguyễn Lan Anh

Nữ

11 – 10 – 2014

2

Đặng Quốc Bình

Nam

20 – 8 – 2014

3

Phùng Ngọc Hoa

Nữ

12 – 4 – 2014

4

Vũ Thu Mai

Nữ

13 – 6 – 2014

5

Phan Đăng Trường

Nam

18 – 5 – 2014

6

Phạm Trung Vinh

Nam

10 – 10 – 2014

Luyện tập

Sau bài học này các em nắm được

1. Giới thiệu về các thành viên trong tổ em.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Danh sách tổ để biết thông tin về các thành viên và câu lạc bộ các bạn tham gia; biết liên hệ bản thân: hiểu biết thông tin về bạn bè để có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau

3. Nghe – viết đúng đoạn văn; luyện tập viết hoa tên người; phân biệt ch/tr, ăc/ăt.

Bài học bổ sung